Khu di tích Kiếp Bạc là nơi linh thiêng và nổi tiếng tồn tại nhiều địa danh mang nét văn hóa, tín ngưỡng đời nhà Trần. Một trong số đó có Đền Nam Tào Bắc Đẩu là ngôi đền thờ hai vị thần quan thân cận của Ngọc Hoàng Thượng Đế, được người đời kính trọng dâng hương và hàng năm lui đến thường xuyên. Cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu những điều thú vị tâm linh của đền Nam Tào qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu Đền- Chùa Nam Tào, Bắc Đẩu

Đền Nam Tào, Bắc Đẩu có vị trí đắc địa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời được coi là chốn “một cõi thiên bồng của hạ dưới”. Một mảnh đất đắc địa về phong thủy có thể quan sát được sông núi của Vạn Kiếp, nơi hội tụ linh khí, thủy nhiễu xa hoàn và nổi bật về giao thương. Đền Nam Tào, Bắc Đẩu, cùng chùa côn sơn kiếp bạc là 2 di tích lịch sử thiêng liêng góp phần xây dựng khu di tích Kiếp Bạc đậm bản sắc văn hóa với những giá trị về vật thể và phi vật thể cho đất nước. 

Đền Nam Tào Bắc Đẩu ở đâu?

Đền Nam Tào là khu di tích lịch sử nằm trên đỉnh núi Dược Sơn thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là ngôi đền thờ hai vị quan thần cai quản sổ sinh tử trong văn hóa dân gian Việt Nam. 

Ngôi đền được xây dựng vào thời nhà Trần, trải qua nhiều đợt trùng tu và xây dựng lại qua các triều đại. Đền Nam Tào được xếp hạng là một di tích quốc gia vào năm 1993, trở thành một địa điểm dâng hương và tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước tìm về. 

Đền Nam Tào, Bắc Đẩu Chí Linh Hải Dương 
Đền Nam Tào, Bắc Đẩu Chí Linh Hải Dương

Cách di chuyển đến đền Nam Tào Bắc Đẩu 

Là ngôi đền nằm trong khu di tích Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương, cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km theo hướng Đông Bắc, bạn có thể di chuyển đến đền Nam Tào theo nhiều phương tiện khác nhau: 

Xe khách

  • Nếu Hà Nội, bạn có thể ra các bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình… để bắt xe khách đi đến đền Nam Tào. Đây là phương tiện di chuyển an toàn và thuận tiện cho việc bạn mang nhiều hành lý. Giá vé giao động khoảng từ 80.000 – 100.000 đồng/lượt 
  • Nếu ở Hải Dương, bạn có thể bắt xe bus số 11 đi Chí Linh. Giá vé khoảng 20.000 đồng/lượt. 

Xe máy, ô tô:

  • Bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô cho chuyến đi của mình thêm phần chủ động hơn. Nếu đi từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 5A đến thành phố Hải Dương rồi từ đó đi theo đường tỉnh lộ 391 đến xã Hưng Đạo. 

Tàu hỏa:

  • Tàu hỏa cũng là một phương tiện bạn có thể sử dụng khi đến đền Nam Tào. Với giá vé giao động từ 70.000-100.000 đồng/lượt, bạn có thể đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương, rồi bắt xe ôm hoặc taxi đến xã Hưng Đạo. 

Khi đến đền Nam Tào, bạn có thể gửi xe ở chân núi và đi bộ lên đền, lưu ý trong quãng đường di chuyển đến đền, bạn hãy thường xuyên check Google Maps kỹ càng tránh lạc đường nhé. Đền Nam Tào nằm trên đỉnh núi Dược Sơn, cao khoảng 200m so với mực nước biển.

Sự tích Quan Nam Tào – Bắc Đẩu Hải Dương 

Theo thuyết luân hồi, con người đều được sinh ra và chết đi, chết sẽ được về chầu trời và được đi đầu thai. Công việc ghi chép sổ sách về việc sinh tử, đầu thai được Quan Nam Tào và Bắc Đẩu – hai vị Quan thân cận của Ngọc Hoàng Thượng Đế đảm nhiệm. 

Ban thờ thần Nam Tào, Bắc Đẩu 
Ban thờ thần Nam Tào, Bắc Đẩu

Theo như truyền thuyết dân gian kể lại, Quan Nam Tào Bắc Đẩu là hai người anh em sinh đôi, tuy nhiên điều kỳ lạ là bà mẹ già nua của hai người mang thai 69 tháng sau mới sinh ra hai cục thịt dính máu, không đầu, không tay chân. Sau 100 ngày, hai chàng trai khỏe mạnh và thông minh ngày càng lớn lên khỏe mạnh.

Ngọc Hoàng Thượng Đế nhìn thấy hai anh em đều có tiềm năng nên đã cho họ vào lò luyện và hóa phép thành hai vị cai quản sổ sinh tử và hầu cận bên cạnh mình. 

Những giá trị của Đền- Chùa Nam Tào. Bắc Đẩu

Giá trị về lịch sử ngôi đền

Nằm trên mảnh đất lịch sử với những chiến công lừng lẫy trong ba lần quân dân nhà Trần giành chiến thắng trước quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, đền Nam Tào nhìn ra là Lục Đầu Giang đầu mối huyết mạch giao thông thủy bộ quan trọng cho cả trận chiến. Đền Nam Tào Hải Dương đã chứng kiến nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt của cha ông ta để bảo vệ quê hương đất nước cho đến sau này.

Đây còn là căn cứ địa quan trọng cho cả cuộc chiến, giúp cho nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên. Đền Nam Tào, Bắc Đẩu mang giá trị lịch sử sâu sắc cho đến ngày nay vẫn còn mang âm hưởng hào hùng về chiến thắng quan trọng của đất nước.

Giá trị lịch sử đền Nam Tào 
Giá trị lịch sử đền Nam Tào

Giá trị văn hóa

Đền Nam Tào, Bắc Đẩu là nơi sinh hoạt văn hóa, nơi đáp ứng tâm linh của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương ghé thăm. Hàng năm khu di tích này đón nhận hàng vạn người về chiêm bái, thắp hương và tham quan.  

Thuộc khu di tích Kiếp Bạc, đền Nam Tào có mối quan hệ mật thiết gắn bó về văn hoá tâm linh, mỗi khi khách hành hương về đền Nam Tào, Bắc Đẩu đều đến đền cầu khấn cửa Ngài gặp được nhiều điều may mắn, diên thọ dài lâu đến với mình. Tín ngưỡng thờ quan Nam Tào, Bắc Đẩu ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của mọi người. 

Tượng quan Nam Tào - Bắc Đẩu
Tượng quan Nam Tào – Bắc Đẩu
Thần Nam Tào
Thần Nam Tào

Nam Tào, Bắc Đẩu đây là hai di tích thể hiện rõ sự giao lưu văn hóa giữ Phật giáo và Đạo giáo, tại đây hai di tích Phật giáo và Đạo giáo thống nhất với nhau được lòng người đón nhận như một chỗ dựa gần gũi, niềm tin nơi con người và cũng rất linh thiêng.

Đền Quan Nam Tào Bắc Đẩu tại quần thể di tích Kiếp Bạc

Vị trí đền

  • Địa chỉ: Đền Nam Tào, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
  • Tọa độ: 21°05’18.1″N 106°40’11.1″E
  • Cách Hà Nội: Khoảng 100km.
  • Cách thành phố Hải Dương: Khoảng 25km.

Đền Nam Tào nằm trên đỉnh núi Dược Sơn, thuộc dãy núi An Lạc. Núi Dược Sơn cao khoảng 200m so với mực nước biển, có phong cảnh đẹp và hoang sơ.

Đền Nam Tào Hải Dương
Đền Nam Tào Hải Dương

Kiến trúc đền

Đền Nam Tào, Bắc Đẩu trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và các cuộc chiến tranh, ngôi đền đã được trùng tu và tôn tạo không ít lần. Vào những năm 2005, ngôi đền được tiến hành khai quật và họ phát hiện ra nhiều cổ vật từ niên đại nhà Trần, nhà Lê có giá trị. Nằm tại tọa lạc đỉnh núi Dược Sơn, đền Nam Tào nổi bật lên với những công trình kiến trúc đồ sộ và tinh tế, độc đáo. Các nghi môn, gác mái, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính, hậu đường, là các gian phòng của ngôi đền. 

Đền chính của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến trúc hình chữ đinh gồm 3 gian tiền bái và hậu đường. Gian nhà hậu cung là nơi đặt bàn thờ Phật, được xây theo kiểu nhà 3 gian, 2 mái, bên trong đặt thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Quang cảnh đền Nam Tào
Quang cảnh đền Nam Tào

Quan quan đền Nam Tào được thiết kế chồng diêm 2 tầng 8 mái, trên bờ nóc tâm quan đắp hình lưỡng long chầu nguyệt cùng hai trụ biểu được chạm khắc tinh xảo. Phần tiền tế của ngôi đền là nơi thờ Ban Đức Thánh Trần, ban thờ Quan Công và Mẫu Liễu Hạnh, du khách thường ghé vào đây thắp hương cầu nguyện. Tiếp theo là đại bái, nơi đặt tượng quan Nam Tào, có kích thước lớn hơn tiền tế, tượng quan được làm từ gỗ mít cao khoảng 1m.

Tuy kiến trúc đền Nam Tào, Bắc Đẩu không quá cầu kỳ, nhưng mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống Việt Nam và là nơi được đông đảo nhân dân đến tham quan cầu nguyện.  

Lễ Hội Đặc Sắc Tại Đền Quan Nam Tào Bắc Đẩu

Lễ hội tại đền Nam Tào Bắc Đẩu được tổ chức và ngày 20/08 và 28/09 âm lịch hàng năm, người dân nô nức tổ chức lễ rước các Giáp ra đến đền Kiếp Bạc sau đó đến đền Nam Tào và Bắc Đẩu. Vào mỗi dịp lễ, nhân dân làng Dược Sơn, Vạn Yên lại tổ chức các nghi lễ dâng hương hai Quan, lễ rước bộ linh đình và nhộn nhịp của núi rừng Chí Linh. 

Lễ hội đền Nam Tào, Bắc Đẩu
Lễ hội đền Nam Tào, Bắc Đẩu

Vào những dịp lễ hội như này, người dân đều sắm sửa đầy đủ các loại hoa quả, trầu cau, bánh kẹo… để dâng lên hai vị Quan nhằm thể hiện tấm lòng thành cầu nguyện trước quan. Oản lễ là vật phẩm không thể thiếu từ bao đời nay, không chỉ mang hình dáng như núi lộc đầy đặn, sung túc mà oản còn là tượng trưng cho tinh túy của đất trời. Các nghệ nhân luôn bến hóa sáng tạo ra những chiếc oản thật xinh đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên phần hồn linh thiêng của vật phẩm.  

Với lễ hội được tổ chức hoành tráng, ngoài các phần nghi lễ ra người dân nơi đây còn tổ chức các ngày hội như: vật, cờ người, hát chầu văn, đánh trận giả… thu hút được hàng ngàn du khách ghé thăm, chiêm bái. 

Những lưu ý khi đến thăm đền Nam Tào

Để có một chuyến đi lễ vui vẻ, khi đến đền Nam Tào, Bắc Đẩu bạn hãy lưu ý những vấn đề sau đây nhé: 

  • Nên ăn mặc những trang phục kín đáo và nghiêm túc, không nên mặc quá hở hang, phản cảm
  • Lễ vật mang đi không nên quá cầu kỳ, nên mang đồ chay như: hoa quả, bánh kẹo,…
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không ngắt hoa bẻ cành trong khuôn viên đền
  • Nói chuyện nhẹ nhàng, không đùa nghịch chạy nhảy xung quanh gây mất trật tự
  • Bảo quản đồ đạc, tư trang của mình cẩn thận tránh bị móc túi hay đánh rơi
  • Bạn nên mang theo nước uống bánh kẹo vì đường đi lên đền khá dài, mang giày dép thoải mái dễ dàng di chuyển nhé!

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngôi đền Nam Tào, Bắc Đẩu, một ngôi đền linh thiêng với những giá trị lịch sử khó có thể phai mờ trong lòng người con đất Việt. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có chuyến đi dâng hương thật trọn vẹn nhất nhé! 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *