Côn Sơn Kiếp Bạc, một địa danh lịch sử văn hóa vô giá, được nhà nước phong tặng là di tích cấp quốc gia được nhiều người yêu thích và lựa chọn là nơi ghé thăm trong cuộc hành trình của mình. Không chỉ là một địa danh lịch sử tâm linh mà đến với côn sơn kiếp bạc bạn còn được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vỹ, cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Hãy cùng Top Hải Dương AZ cùng tìm hiểu ngôi đền này qua bài viết dưới đây nha! 

Giới thiệu về đền Côn Sơn Kiếp Bạc 

Côn Sơn Kiếp Bạc ở đâu?

Năm trong top 62 khu di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, đền Côn Sơn Kiếp Bạc là nơi ghi nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương trong việc đánh tan quân xâm lược bảo vệ nước nhà. Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Đền Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương
Đền Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

Đây là nơi lưu giữ những di tích lịch sử, những áng văn chiến công lừng lẫy của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Mông Nguyên vào thế kỉ XIII. Bên cạnh đó còn lưu giữ chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn trong công cuộc đánh đuổi quân Minh xâm lược. Đền Côn Sơn Kiếp Bạc Cộng Hòa Chí Linh Hải Dương còn là nơi thờ cúng các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương, Trần Nguyên Đán, Pháp Loa… và lưu giữ các các công trình kiến trúc cổ cho đến bây giờ. 

Năm 2012, ngôi đền được chính phủ công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt, mỗi năm nơi đây thu hút hàng vạn lượt khách thập phương về tham quan chiêm bái.  

Phương tiện di chuyển đến Côn Sơn Kiếp Bạc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km theo hướng Đông Bắc, bạn có thể thoải mái lựa chọn các hình thức, phương tiện di chuyển đến đền Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương một cách dễ dàng. Hãy tham khảo ngay sau đây:

  • Xe máy : Với hình thức này sẽ đi mất khoảng 2 giờ 30 phút sẽ đến nơi, bạn có thể xuất phát từ sáng khoảng 5 giờ để có thể đến nơi sớm. Vì không cách quá xa thủ đô nên con đường đi lại cũng rất dễ, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A vào thành phố Bắc Ninh, rồi đi theo đường quốc lộ 17, quốc lộ 18 đến thành phố Chí Linh. Nhớ tra Google Maps để được chỉ dẫn kỹ hơn nhé!
  • Xe khách: Bạn có thể lựa chọn xe khách là phương tiện cho chuyến du lịch lần này.   Bạn có thể bắt xe  khách tuyến 103 hoặc 106 từ bến xe Gia Lâm (Hà Nội) đến thành phố Chí Linh. Rồi từ đây bắt thêm xe ôm hoặc taxi để đến Côn Sơn Kiếp Bạc. Hiện nay cũng có một số nhà xe khai thác tuyến đường này như Kumho, Việt Thanh, Đức Phúc, Ka Long… với giá vé giao động từ 70.000 – 100.000 đồng. 

Hãy lưu ý lựa chọn cho mình phương tiện di chuyển phù hợp để có chuyến đi đến Côn Sơn Kiếp Bạc thật trọn vẹn. 

Thời điểm tham quan Côn Sơn Kiếp Bạc lý tưởng nhất

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được sự đón nhận và ghé thăm của rất nhiều du khách không chỉ với giá trị lịch sử mà nó mang lại mà còn vẻ đẹp non nước hùng vĩ nơi đây. Thời điểm tham quan Côn Sơn Kiếp Bạc phù hợp, lý tưởng nhất vào mùa xuân ( từ tháng 2 đến tháng 4) và mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11). 

Côn Sơn Kiếp Bạc bình yên thanh tịnh vào độ xuân sang 
Côn Sơn Kiếp Bạc bình yên thanh tịnh vào độ xuân sang
Một góc bình yên của đền Côn Sơn Kiếp Bạc
Một góc bình yên của đền Côn Sơn Kiếp Bạc

Mùa xuân mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đền Côn Sơn như thay một bộ cánh mới lộng lẫy, xinh đẹp trước mắt du khách. Thời tiết vào mùa này cũng rất dễ chịu, trong lành, làm cho không khí nơi đền chùa thêm phần thanh tịnh và bình yên. Nếu du khách lựa chọn mùa này để đến Côn Sơn Kiếp Bạc quả là một lựa chọn lý tưởng, mùa này ở đền có nhiều hoạt động lễ hội và cầu nguyện của người dân nơi đây rất phù hợp với tâm lý và thói quen đi lễ đầu năm của người dân Việt ta từ xưa đến nay. 

Vào mùa thu, Côn Sơn Kiếp Bạc lại khoác lên mình một màu sắc mới, những cành lá chuyển màu sang đỏ báo hiệu thời kỳ giao mùa đã tới. Không còn cái nắng oi ả của mùa hè, ngôi đền bao trùm với không khí ôn hòa, dịu nắng và bầu trời trong xanh, là thời kỳ thích hợp cho các bạn tìm về vừa tham quan, vừa chụp ảnh check in cùng hoa lá hòa nhập cùng thiên nhiên nơi đây.  

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc có gì?

Đến Côn Sơn Kiếp Bạc cầu gì?

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là nơi lưu giữ những chiến công lừng lẫy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nơi thờ cúng các anh hùng dân tộc có công với đất nước được người đời ngợi ca. Theo như tương truyền của người dân, nơi đây được mệnh danh là nơi rất linh thiêng bậc nhất: “Ai có lòng thành khẩn cầu liền ứng nghiệm” 

Theo như quan niệm của dân gian xưa muốn cầu quan tước, cầu việc lớn thì cầu phải trái phân minh thì xin ấn của Hưng Đạo Đại Vương chi ấn hoặc là Quốc Pháp Đại Vương. Nếu bạn muốn cầu con, cầu tài lộc, sức khỏe dồi dào thì nên xin ấn của Vạn Dược Linh Phù, còn Phi thiên thần kiếm linh phù là ấn để tránh tà ma, giặc giã, bệnh tật…Ngoài ra Đền Côn Sơn Kiếp Bạc còn được biết đến là một nơi cầu duyên linh thiêng. Nhiều người độc thân đến đây để cầu mong được tìm được người bạn đời phù hợp.

Các nghi lễ cầu khấn ở đền Côn Sơn
Các nghi lễ cầu khấn ở đền Côn Sơn

Chùa Côn Sơn

Là công trình Phật giáo đã có từ lâu đời vào  thời nhà Đinh, nằm ngay chân tọa lạc d núi Côn Sơn. Chuyện xưa kể lại rằng, đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh hun gỗ làm than, dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh triều đại mới của nước ta bấy giờ.  Và với trận hoả công hun giặc này mà chùa Côn Sơn vẫn được người đời gọi với cái tên là chùa Hun.

Chùa Côn Sơn 
Chùa Côn Sơn

Hơn nữa, đây còn là nơi Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm lựa chọn làm nơi tu hành và truyền đạo. Chùa Côn Sơn có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Chùa là nơi lưu giữ nhiều pho tượng Phật cổ, trong đó có pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 3m được tạc vào thế kỷ 14.

Chùa Côn Sơn nằm trong di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong hai cuộc đấu tranh của nhà Trần chống quân Mông Nguyên và Khởi nghĩa Lam Sơn chống nhà Minh xâm lược. Hiện nay, ngôi chùa còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật với nhiều dấu tích quan trọng của lịch sử nước nhà. 

Đền Kiếp Bạc

Nằm trong khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, Công Hòa Chí Linh Hải Dương, đền Kiếp Bạc cũng là một địa điểm lý tưởng được nhiều người lui tới dâng lễ hàng năm. Thuộc địa phận của hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, trong lịch sử ngôi đền từng là căn cứ địa, nơi tích trữ lương thực, huấn luyện binh sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc trước quân xâm lược Mông Nguyên. 

Đền Kiếp Bạc Hải Dương 
Đền Kiếp Bạc Hải Dương

Theo một số người am hiểu thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp là mảnh đất tốt để sinh sống và phát triển. Khu vực đền Kiếp Bạc thung lũng trù phú được bao bọc bởi dãy núi Rồng tạo thành thế rồng chầu, hổ phục nguy nga khiến người nhìn thấy phải xuýt xoa khen ngợi. Trên trán cổng mặt ngoài có 4 chữ “Hưng thiên vô cực” , bên trái có giếng Ngọc mắt rồng linh thiên phục vụ cho người dân và du khách khi ghé vào ngôi đền.

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền Nguyễn Trãi là một khu di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của Việt Nam. Đền là nơi ghi nhớ công lao to lớn của Nguyễn Trãi trong việc đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, xây dựng và phát triển đất nước. Không chỉ là nơi các phật tử lui về dâng lễ, đền Nguyễn Trãi còn là một điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan và cầu nguyện.

Đền thờ Nguyễn Trãi Hải Dương 
Đền thờ Nguyễn Trãi Hải Dương

Đền Nguyễn Trãi được xây dựng vào năm 1464, sau khi Nguyễn Trãi qua đời. Lúc đầu, nơi đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ do người dân địa phương dựng lên để tưởng nhớ công lao của ông. Cho đến năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng lại đền và ban sắc phong cho Nguyễn Trãi là “Ức Trai tiên sinh” vang danh một đời. Đền Nguyễn Trãi góp phần xây dựng thêm nét đẹp tâm linh cho Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương trở thành một khu di tích mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa nước nhà. 

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội đền Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một nét văn hóa tập quán đẹp của nơi đây. Là một trong những lễ hội lớn nhất ở tỉnh Hải Dương, lễ hội được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Lễ hội tại Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương
Lễ hội tại Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

Hoà vào trong không khí linh thiêng của lễ hội, cùng với những chiếc lư lớn của đền Côn Sơn Kiếp Bạc tỏa ra mùi trầm hương ngào ngạt. Buổi lễ vẫn diễn ra với các nghi lễ quen thuộc truyền thống của ngôi đền xưa nay là dâng hương khai hội, tế khai xuân, rước nước, khai hội mùa xuân, tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, lễ đàn mông sơn thí thực.

Bên cạnh các nghi lễ thì còn có các phần thi hội đầy hấp dẫn như gói bánh chưng, giã bánh dày, hát quan họ, chầu văn, hội thi kéo co… Bên cạnh những lễ hội náo nhiệt tại chùa Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn cũng có thể ghé đền nam tào và chiêm nghiệm những điều thú vị ngay tại đây. Cùng với những nét độc đáo về văn hóa và kiến trúc của đền sẽ khiến cho mỗi du khách phải trầm trồ thích thú về di tích lịch sử đặc biệt này. 

Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương là một địa điểm tâm linh, thờ cúng các vị công thần có nhiều công đức với nước nhà. Vì vậy khi đến đây bạn cần chú ý một số lưu ý sau đây để có chuyến đi trọn vẹn và thoải mái nhất nhé. 

  • Là nơi linh thiêng, khi đến bạn cần nghiêm túc,  hạn chế cười đùa quá lớn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
  • Trang phục nên kín đáo, tao nhã. Không được mặc đồ quá hở hang, gây mất thuần phong mỹ tục của nét đẹp nơi đền chùa. 
  • Vì quãng thời gian  phải di chuyển bằng đường bộ khá nhiều, bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao êm ái và dễ đi lại nhé.

Bài viết trên đây là toàn bộ những điều mà mình muốn chia sẻ đến các bạn về ngôi đền Côn Sơn Kiếp Bạc. Đây là ngôi đền lâu đời mang nhiều giá trị lịch sử và tâm linh, là nơi chất chứa nhiều nét văn hóa tín ngưỡng của dân tộc từ bao đời nay. Hy vọng những thông tin  mà bài viết trên đây cung cấp sẽ giúp bạn có chuyến hành trình trải nghiệm đầy thú vị nhất nhé!. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *