Đền Kiếp Bạc là ngôi đền cổ kính, linh thiêng từ bao đời nay và là một địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách thập phương ghé thăm. Nếu bạn đang có ý định đi lễ dâng hương ở đền Kiếp Bạc thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Bài viết “Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Kiếp Bạc chi tiết nhất” sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong chuyến đi này đấy. Cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu ngay thôi nào. 

Giới thiệu về đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc nằm chính giữa hai thôn là Dược Sơn và Vạn Kiếp thuộc Hưng Đạo, thành phố Chí Linh Hải Dương. Nơi đây là một thung lũng trù phú cây cỏ thiên nhiên được bao bọc bởi dãy núi Rồng, một đầu là Lục Đầu Giang tạo nên một địa thế độc đáo rồng chầu, hổ phục mà bất cứ du khách nào ghé thăm cũng phải trầm trồ khen ngợi. Và đây cũng chính là một địa điểm lý tưởng để sắm lễ đi đền Kiếp Bạc cầu nguyện và chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây. 

Hình ảnh đền Kiếp Bạc mỗi dịp xuân về 
Hình ảnh đền Kiếp Bạc mỗi dịp xuân về

Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc thờ ai? 

Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc là ngôi đền thờ Hưng Đạo Đại Vương ở tại chính cung. Ngoài ra ngôi đền còn thờ các nhân vật lịch sử dưới thời nhà Trần. Theo như tìm hiểu, nơi đây là một địa điểm nổi tiếng thờ Vương Phụ, Vương Mẫu của Đức Thánh Trần,  thờ phu nhân, hai cô con gái, bốn người con trai, con rể và hai vị tướng gia nổi tiếng là Yết Kiêu và Dã Tượng. 

Bên cạnh đó còn có một số ban điện thuộc khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc thờ các vị quan văn có công với đất nước như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãn, Pháp Loa… 

Các gian ban thờ của ngôi đền 
Các gian ban thờ của ngôi đền
Đền Kiếp Bạc cầu gì? 
Đền Kiếp Bạc cầu gì?

Vì vậy khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc bạn cần phải lưu ý mình cầu nguyện gì để sắm sửa đầy đủ và khấn cầu thành kính đến các vị quan của ngôi đền nhé! 

Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc cầu gì? 

Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương nổi tiếng linh thiêng và thu hút du khách thập phương đến cầu nguyện. Nơi đây còn được biết đến là ngôi đền tâm linh và rất linh nghiệm thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng quân tài ba của đất nước cùng nhiều danh nhân văn hóa lịch sử khác.

Đi lễ đền Kiếp Bạc, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc của cha ông ta ngày xưa mà còn có thể cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình, bạn bè và bản thân. 

Du khách thường sắm lễ đi đền Kiếp Bạc để cầu bình an sức khỏe, tài lộc, may mắn, công danh, học tập, con cái, duyên phận… Nơi đây rất linh thiêng, có thể ban phước lành cho những ai thành tâm cầu nguyện.  

Hình ảnh người dân nô nức sắm lễ đi đền Kiếp Bạc 
Hình ảnh người dân nô nức sắm lễ đi đền Kiếp Bạc

Khi bạn đi xin ấn đền nhà Trần, thì cần phải nhớ rằng tùy thuộc vào tâm nguyện cầu khấn của mình mà bạn sẽ xin ấn cho thích hợp. Nếu cầu công danh hay thăng quan tiến chức thì xin ấn Trần triều Hưng Đạo Vương chi ấn, hoặc là Quốc Pháp Đại Vương. Cầu tài cầu lộc, và cầu sinh quý tử thì xin dấu ấn của Vạn Dược Linh Phù. Cầu trừ tà diệt quỷ, hay chữa bệnh, giặc dã thì xin ấn của Phi Thiên Thần Kiếm Linh Phù.

Khi nhận được ấn, bạn nên mang về treo trong tủ ấn trong nhà hoặc nơi làm việc để có thể đạt được ước nguyện nhanh nhất nhé!

Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Kiếp Bạc Hải Dương

Văn khấn đền Kiếp Bạc

Khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc và dâng hương lên điện thờ thì bạn cũng đừng quên chuẩn bị cho mình những bài văn khấn để thành tâm cầu nguyện. 

Văn khấn Đức Thánh Trần đền Côn Sơn – Kiếp Bạc 

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Muôn ngàn Kính lễ:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần

Muôn ngàn Kính lễ:

Công Đồng Tứ phủ Trần Triều

Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

Gia phong Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan, binh sĩ.

Hôm nay là ngày ….tháng…. năm….., chúng con là

Cùng hành hương về Kiếp Bạc Linh Từ, tưởng nhớ công ơn của Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ cùng các vị tiền nhân đất Việt.

Nhớ khi xưa: Đức Hưng Đạo Đại Vương thống lĩnh toàn quân, ba lần đánh giặc ngoại xâm, quét sạch bóng thù, giữ yên bờ cõi. Chẳng những bảo toàn được non sông gấm vóc nghìn năm mà còn khiến cho lân bang khiếp sợ. Chẳng những dân tộc ta có thêm thời kỳ dài dựng xây kiến thiết, mà lịch sử cũng tô thêm những mốc son chói lọi tự hào. Ngài thác đi, lại nguyện chiêu nạp hương linh binh sĩ hộ quốc an dân.

Công đức của Ngài như trời cao biển lớn, không những được hậu sinh mãi mãi phụng thờ mà tên tuổi của Ngài cũng được năm châu ghi nhận.

Chúng con sinh nơi trần thế, tuệ cạn chướng sâu, nghiệp dày phúc mỏng, được sinh sống, công việc như ngày hôm nay là nhờ ơn trên che chở, là nhờ đức hi sinh của các thế hệ tiền nhân. Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể cả sông sâu, ai người đi đâu về đâu, giỗ Cha tháng Tám công đầu đại vương.

Chính vì vậy, hôm nay chúng con về đây, tại Linh Từ Kiếp Bạc, dâng hoa tươi quả tốt, chén nước cơi trầu, kim ngân, chay mặn, lễ bạc lòng thành, kính lên trước án, cúi xin Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Công Chúa, Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, cùng Bá quan văn võ, binh tướng hiển linh, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Quyền Mẫu phép Cha, xin Đức Mẫu, Đức Cha cùng bá quan văn võ, binh lính, ngày ngày hộ quốc an dân, giúp cho mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhà nhà hưng thịnh, để cho ai ai cũng đơn ban ơn mưa móc, vui vẻ cát tường, công thành danh toại.

Đặng mong cho bản thân, gia đình và người khác được an lạc về tinh thần, yên ổn về thân thể, sáng suốt về trí tuệ, phát triển về kinh tế, thành đạt về công danh, không những được tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe cát tường, tìm cát tránh hung, mà còn được vượng phát nhân đinh tài lộc.

Nhân dịp hành hương về Linh Từ Kiếp Bạc, chúng con thành tâm đảnh lễ, chí thiết chí thành, cúi xin trời đất linh thiêng, Linh Từ Quốc Mẫu, Hưng Đạo Đạo Vương Điện Hạ cùng Gia phong Nhân Vũ, Bá quan văn võ, anh hùng liệt sĩ, binh lính các thời chứng cho tấc dạ.

Thành tâm cẩn tấu!

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Hình ảnh các đảng bộ phật tử đến dâng hương đền Kiếp Bạc
Hình ảnh các đảng bộ phật tử đến dâng hương đền Kiếp Bạc

Văn khấn thỉnh Ban Trần Triều đền Kiếp Bạc 

Văn khấn thỉnh Ban Trần Triều là một trong những văn tế được nhiều người lựa chọn gửi gắm lời cầu nguyện khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con kính lạy Tam phủ Công Đồng Trần Triều

Con kính lạy Thánh phụ An Sinh Đại Vương Trần Quốc Liễu, Thánh mẫu Thiện Đạo quốc mẫu Ngọc bệ hạ.

Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công Chúa,

Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Tiết Chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính. Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vỹ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

Con kính lạy tứ vị Thánh tử , Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uất.

Con kính lạy cung thỉnh Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đệ Nhất Quyên thanh Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu, Đệ nhị Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa

Con kính lạy Đức ông phạm điện súy Nguyên Soái tôn thần,

Con kính lạy cô bé cửa suốt cậu Bé biển đông, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Dã Tượng Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô tướng quân. Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con ………. Ngụ tại Việt Nam Quốc………..

Ông Hương tử chúng con sắm sửa lễ bạc tâm thành xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn thể bách gia trăm họ con dân nước Việt được mưa thuận gió Hoà Dân An quốc thái núi liền núi sông liền sông, Biển đảo quê hương bốn phương yên bình, đồng gia quyến được luôn mạnh khoẻ.

Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng minh công đức.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Ban thờ đền Kiếp Bạc 
Ban thờ đền Kiếp Bạc

Thời gian đi lễ đền Kiếp Bạc

Thời điểm đẹp nhất để sắm lễ đi đền Kiếp Bạc là vào mùa xuân những dịp sau tết Nguyên Đán.  Lúc này tiết trời se se lạnh, cảnh vật tươi mới, cây cối đâm chồi nảy lộc tạo nên bầu không khí thanh bình, yên tĩnh  rất thích hợp cho việc sắm lễ đi đền Kiếp Bạc để cầu bình an, may mắn cho năm mới. Đặc biệt, vào các ngày lễ lớn như Lễ Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Tám… đền Kiếp Bạc lại càng đón chào đông đảo du khách thập phương đến cầu nguyện.

Đến đây, du khách khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh sắc của thiên nhiên nơi đây, những công trình kiến trúc hoành tráng, những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ tạo nên nét độc đáo cho nơi đây. 

Quang cảnh đền Kiếp Bạc cùng dòng người đi lễ 
Quang cảnh đền Kiếp Bạc cùng dòng người đi lễ
Lễ hội ở đền Kiếp Bạc 
Lễ hội ở đền Kiếp Bạc

Theo quan niệm dân gian, cầu gì ở đền Kiếp Bạc rất  linh thiêng. Người ta đến đây cầu bình an, sức khỏe, tài lộc, may mắn, công danh, học tập, con cái, duyên phận… và đều được như ý nguyện.

Ngoài ra việc sắm lễ đi đền Kiếp Bạc ra du khách cũng có thể đến đền Kiếp Bạc để tham quan, vãn cảnh, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử Việt Nam, tham gia lễ hội đền Kiếp Bạc hay đơn giản là để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn mình. Bỏ qua những lo âu của cuộc sống, những vất vả, xô bồ của cuộc sống để tìm về với chốn cõi phật. 

Sắm lễ đi đền Kiếp Bạc

Đền thờ Kiếp Bạc – Côn Sơn Hải Dương là một ngôi đền linh thiêng được người dân khắp nơi nô nức tìm về. Theo như quan niệm của người xưa, khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc bạn cầu khấn gì đều sẽ ứng nghiệm và như ý.

Lễ chay bao gồm: 

  • Hương hoa: thể hiện lòng thành kính và dâng lên hương thơm thanh tao.
  • Trái cây: nên chọn những loại trái cây tươi ngon, theo mùa như chuối, táo, cam, bưởi… thể hiện sự sung túc, đủ đầy.
  • Bánh kẹo: thể hiện sự ngọt ngào, may mắn.
  • Oản: thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn.
  • Nước: thể hiện sự thanh tịnh, tinh khiết.
  • Giấy tiền: thể hiện lòng thành kính và mong muốn được đáp lại những điều cầu nguyện.

Ngoài ra bạn cũng có thể dâng lên lễ mặn khi cầu nguyện 

Lễ mặn gồm có: 

  • Gà luộc: là lễ vật quan trọng nhất, thể hiện sự sung túc, đủ đầy. Gà phải là gà trống tơ, khỏe mạnh, được luộc chín tới và đẹp mắt.
  • Xôi: thể hiện sự dẻo dai, bền bỉ và mong muốn cuộc sống sung túc.
  • Giò, nem: thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn.
  • Rượu: thể hiện sự nồng nàn, gắn kết.
  • Nước: thể hiện sự thanh tịnh, tinh khiết.
  • Giấy tiền: mong muốn được đáp ứng nguyện cầu. 

Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,…Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện.

Thông thường ngay sau khi dâng tiến các lễ vật, bạn chỉ cần đợi cháy hết một tuần hương, thì phải hạ toàn bộ các lễ vật này xuống. giấy tiền thì đem đi hóa ngay tại địa điểm đã được quy định trong đền.  

Sắm lễ đi đền Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương 
Sắm lễ đi đền Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương

Những lưu ý khi đi lễ đền Kiếp Bạc

Là một địa điểm tâm linh nổi tiếng nên khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc bạn cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây để có chuyến đi dâng hương trọn vẹn nhé!

  • Trang phục: là chốn tâm linh về văn hóa và tín ngưỡng nên khi đi lễ chùa bạn nên lựa chọn các loại trang phục phù hợp, chỉnh tề. Không nên ăn mặc quá sặc sỡ hay hở hang làm mất đi vẻ đẹp chốn chùa chiền. 
  • Nguyên tắc khi vào chùa: Khi vào cổng Tam quan thì nên đi cửa Giả quan phía bên phải và đi ra bằng cửa Không quan phía bên trái. Còn về các Thiên tử, cao tăng  thì sẽ đi cửa Trung gian và ra vào bằng cửa này. Bạn hãy nên nhớ giữ trật tự, không dẫm lên bậu cửa sẽ mang tội bất kính. 
  • Cách hành lễ khi đi đền Kiếp Bạc: Hành lễ ở đền Kiếp Bạc Hải Dương cũng cần có thứ tự, phép tắc. Khi đặt lễ và thắp hương ở chính diện, bạn phải thắp hương ở các ban thờ khác, tất cả dâng lễ dâng hương đều không được sót một ban nào, thường thì sẽ có 3-5 ban thờ mẫu, tứ phủ. Sau các buổi lễ tạ để hạ lễ thì nên đến trai giới để hỏi thăm trò chuyện cùng các nhà sư và thể hiện tấm lòng công đức nếu có

Trên đây là một số thông tin cần thiết khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc, một ngôi đền rất tâm linh và được nhiều du khách thập phương tìm về dâng lễ, tham quan. Theo dõi Top Hải Dương AZ để khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn nữa ở Hải Dương nhé! 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *