Đền Mẫu Sinh từ lâu đời là một địa điểm du lịch, lễ hội, di tích huyền thoại của tỉnh Hải Dương. Đây là công trình kiến trúc cổ linh thiêng thu hút người dân địa phương và du khách ghé thăm, chiêm bái, vãn cảnh. Hãy theo dõi Top Hải Dương AZ để biết thêm chi tiết tại đây.
Giới thiệu về đền Mẫu Sinh
Đền Mẫu Sinh nằm ở đâu
Đền Mẫu Sinh hay còn được gọi là đền Sinh nằm ngay tọa lạc thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nổi tiếng bởi huyền thoại thờ sinh và đền kính nơi hóa của Tướng quân Chu Phúc Uy, đền Mẫu sinh được mệnh danh là nơi “ban con” cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Đền Mẫu Sinh Hải Dương nằm ngay núi Ngũ Nhạc, gần chùa Côn Sơn nhìn ra hướng Đông Bắc, giữa những bạt ngàn cây rừng xen lẫn những đồi vải thiều xum xuê sai trĩu quả. Di tích đền Mẫu Sinh được biết đến là nơi tín ngưỡng thờ Mẫu và sự sinh sôi và nảy nở gắn liền với truyền thuyết về đức Thánh Mẫu Thạch Linh sinh ra tại Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên.
Hướng dẫn cách di chuyển đến đền Mẫu Sinh
Đền Mẫu Sinh thuộc xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, Hải Dương cách trung tâm Hà Nội 85km về phía Tây. Đến nơi đây bạn sẽ được trải nghiệm khám phá không gian linh thiêng và tìm hiểu lịch sử, những câu chuyện huyền thoại cùng với văn hóa của địa phương.
Để di chuyển từ Hà Nội đến đền Mẫu Sinh bạn nên đi theo đường CT01 hướng về Thành phố Quảng Ninh rồi đi theo hướng QL17, QL18 đến đến đền Mẫu Sinh.
Nếu muốn đến Đền Sinh từ trung tâm Hà Nội, bạn có một số lựa chọn về phương tiện sau đây:
- Phương tiện cá nhân: Đây là loại phương tiện thuận tiện, dễ chủ động được thời gian đi lại, bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô, điều hướng từ Hà Nội đến đền bằng Google Maps để tìm được tuyến đường đi chính xác nhé.
- Xe công nghệ: Một số loại xe công nghệ như Grab, Be,… hay taxi là phương tiện mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho chuyến đi của mình.
- Xe khách: Nếu bạn là người di chuyển từ tỉnh khác đến hoặc không có phương tiện di chuyển cá nhân thì đây là một lựa chọn hợp lý và an toàn. Đặc biệt thuận tiện cho việc đi chơi đông người và mang nhiều hành lý nặng.
Giá vé vào cửa đền Mẫu Sinh
Bảng giá vé và một số thông tin cập nhật mới nhất tại đền Mẫu Sinh, Chí Linh, Hải Dương, bạn hãy tham khảo ngay sau đây:
- Giá vé: Người lớn: 30.000 vnd/vé và trẻ em dưới 15 tuổi: miễn phí vé tham quan
- Số điện thoại ban quản lý: 097 545 1386.
Là một ngôi đền nổi tiếng về sự những sự tích kỳ lạ cùng tín ngưỡng “Cầu con” vô cùng linh thiêng, đền Mẫu Sinh hằng năm luôn đón nhận rất nhiều người dân đến tham quan và dâng lễ. Nếu bạn muốn đến “cầu con” bạn có thể chuẩn bị trước lễ vật chay như bánh kẹo, hoa quả, hương hoa để thành tâm cúng bái, cầu mong con cháu sung túc.
Khám phá đền Mẫu Sinh
Lịch sử đền Mẫu Sinh
Đền Mẫu Sinh gồm đền Sinh thờ nơi sinh, đền Hóa thờ nơi hóa của tướng quân Chu Phúc Uy – thiên thần thời tiền Lý vào những năm 544. Gần các ngôi đền đều có những khối đá kỳ dị bên con suối với dòng nước chảy rì rầm trong lòng đất làm cho không gian thêm phần linh thiêng và huyền bí.
Không gian quanh khu đền là một màu xanh mướt của những hàng cây cổ thụ, xa xa trên đỉnh núi bạn có thể thấy thấp thoáng vài miếu cổ trong làn mây trắng nhẹ bay. Cảnh tượng này khiến người ta liên tưởng đến những sự tích thần bí.
Sách Lĩnh Nam chích quái và Đại Nam nhất thống chí đã ghi lại câu chuyện về đền Sinh – đền Hóa: Chuyện kể rằng, ở xã An Mỗ có một khối đá rộng như hình hai cái chiếu,giữa nứt ra hố rộng chừng một thước như dáng vẻ người mẹ đang trong tư thế sinh nở, bên cạnh có một quả núi hình như bình phong.
Tương truyền ngày xưa có một hội trẻ chăn trâu ở chân núi bỗng nghe thấy có tiếng trẻ con ngồi khóc chỗ đá nứt. Trẻ mục đồng liền lấy tay làm kiệu, nón lá làm lọng rước về làng. Trên đường đi, trời bỗng đổ mưa lớn, cuồn cuộn gió, bão lớn. em bé ấy bay thẳng lên trời, chỉ nghe tiếng nói vọng lại: “Ta là thần Phi Bồng hạo Thiên giáng hạ, nay bị lộ hóa về trời”. Người dân thấy làm lạ bèn lập đền thờ, chỗ đá nứt lập thành đền Sinh còn chỗ em bé hóa về trời thì lập đền Hóa.
Kiến trúc của ngôi đền
Trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, với biết bao sự biến động của chiến tranh của thời gian, huyền thoại Phi Bồng tướng quân vẫn còn được bảo tồn trong ký ức của dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôi đền Mẫu Sinh cũng được nhà nước không ngừng giữ gìn và tôn tạo lại cho đến ngày nay. Đền Sinh là nơi thờ Đức Quốc Mẫu Thạch Linh – Hoàng Thị Ba, đền Hóa thờ Hạo Thiên Phi Bồng đại tướng quân – Chu Phúc Uy.
Đền Sinh được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Tam với 3 tòa liền kề nhau, phần hậu cung được xây trùm lên cùng nhiều khối đá kỳ dị, gian ngoài là nơi đặt hương và làm lễ cúng bái . Tòa đại bái ba gian, kết cấu mái bằng gỗ theo kiểu quá giang gối tường, lối kiến trúc theo kiểu bào trơn đóng bén, tuy đơn giản nhưng lại chắc chắn.
Các gian phía trong được xây dựng thành các bệ cao nhằm đặt các lớp tượng, phía trên cùng là tượng quốc mẫu, tiếp đó là hai tượng ngũ vị tôn quan, lớp thứ ba là tượng tam phủ ông hoàng.
Đền Mẫu Sinh xuất phát vốn dĩ từ một sự tích lịch sử được truyền từ nhiều đời, trong quá trình tồn tại và phát triển người xưa đã đưa thêm nhiều yếu tố thần thoại để hòa nhập với tín ngưỡng của dân tộc. Mọi du khách đến đây đều chìm đắm trong những câu chuyện thần thoại, những sự tích của ngồi đền cùng không gian thư thái, bình yên nơi đây khó có thể quên đi được.
Lễ hội tại đền Mẫu Sinh
Hiện nay tại đền Mẫu Sinh, hàng năm cứ đến tháng Năm hay tháng Tám âm lịch. Vùng đất An Mô lại náo nhiệt hơn hẳn, mọi người tất bật cho lễ hội sắp diễn ra tại đây.
Vào lễ hội tháng Năm là lễ hội chính tại đền Mẫu Sinh, khách hành hương từ mọi miền đổ về đây, họ đều mang những tâm tư tình cảm, những ước nguyện của mình để về với chốn tâm linh này để cầu nguyện để cúng bái dâng hương. Tại đây, ngoài những nghi lễ bắt buộc thường niên còn có những nghi thức thiêng liêng khác mang tính đặc trưng tiêu biểu không một di tích nào có. Các nghi lễ như bóng Thánh, lễ ban phước, hội thi hát văn xướng hầu Thánh, …
Phần lễ bao gồm:
- Lễ Cáo Yết: diễn ra vào ngày 06 tháng 5 với ý nghĩa xin phép đức Thánh được mở hội ngày
- Lễ Mộc Dục: diễn ra ngày 07 tháng 5 là lễ tắm tượng, sau đó là lễ An Vị Tượng
- Tối ngày 07 tháng 5 là ngày hội khai mạc cuộc thi hát văn diễn xướng hầu Thánh
- Giờ Dần, ngày 08 tháng 5 là lễ bóng Thánh.
Lễ đón bóng được diễn ra tại cả hai khu đền là đền SInh và đền Hóa với các nghi thức trang nghiêm mong chờ thời khắc đức thành giáng sinh. Sau ba tiếng trống chiêng điểm, già làng đại diện lên khắp hương và đọc văn đón bóng Đức Thánh, biểu hiện cho việc Đức Thánh đã giáng sinh. Tiếp sau đó chính là nghi lễ thả đèn trời để tiễn chân Đức Thánh cũng được diễn ra, đây là nét đặc trưng của lễ hội đền Mẫu Sinh nơi đây.
Ngoài ra trong lễ hội tháng Năm tại đền Sinh, đền Hóa còn có nghi lễ ban khước áo Thánh áo Mẫu cho thôn dân bản, các quý khách thập phương đến đây dự lễ. Theo như quan niệm của người xưa, những ai có mặt trong giây phút linh thiêng này là một may mắn và người nhận được lộc khước Thánh, khước Mẫu thì đó là một điều quý giá và thiêng liêng hiếm có được ban lộc, cầu được ước thấy trong cả một năm. Đây được xem như là một chiếc bùa hộ mệnh luôn phù hộ và che chở cho mỗi con người mà không phải ai cũng có được.
Sau mấy nghi thức lễ trên tiếp tục là nghi lễ rước truyền thống, lễ dâng hương thể hiện lòng ngưỡng mộ, thành kính của dân làng An Mô và du khách thập phương đối với công lao của đức thánh An Mô đã linh ứng giúp đỡ và che chở cho dân làng hàng ngàn năm nay.
Hòa chung vào không khí của buổi lễ các hoạt động giải trí của trò chơi dân gian như: đấu vật, kéo co, cờ người, chọi gà… Các làn điệu dân ca được biểu diễn góp vui cho cả lễ hội nổi bật với các điệu cổ như: hát chầu văn, hát chèo, quan họ Bắc Ninh.
Đền Mẫu Sinh và Chùa Ngũ Đài Sơn là hai trong những khu di tích lịch sử đặc biệt, lâu đời và có nhiều truyền thuyết kỳ lạ, thu hút rất nhiều du khách tới đây. Tất cả góp phần tô điểm thêm nét đẹp văn hóa nơi đây thêm phần đặc sắc và bí hiểm.
Trải qua hàng ngàn năm, các phong tục lễ hội vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và phát huy là nét đẹp văn hóa khó phai nhòa của nhân dân tỉnh Hải Dương cũng như của người dân khắp cả nước ta.
Những lưu ý mà bạn cần nên biết khi đến đền Mẫu Sinh
Giống như các ngôi đền chùa khác ở tỉnh Hải Dương và khắp cả nước, khi bạn ghé thăm đền Mẫu Sinh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Về trang phục
- Nên mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với không khí trang trong nơi đền chùa
- Tránh ăn mặc quá hở hang, quần áo ngắn hay có những hình ảnh phản cảm
- Nên mang theo khăn, mũ che đầu, quạt cần tay khi vào đền
Về vật phẩm
- Lễ vật dâng hương thường là: hoa quả, hương hoa, tiền vàng…
- Bạn nên lựa chọn các gian hàng uy tín trong khu vực đền khi chọn mua vật lễ
- Không nên dâng lễ vật mặn, có mùi tanh, hôi
Về hành vi
- Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi
- Không chen lấn, xô đẩy, có những hành vi thô bạo trong khu vực đền chùa
- Nói chuyện nhỏ nhẹ, đi khẽ, không làm mất trật tự, không nô đùa quậy phá.
- Không tự ý đốt nến, vàng mã trong đền.
Đền Mẫu Sinh là một địa điểm thờ Mẫu linh thiêng, nổi tiếng. Hãy lưu ý những điều trên đây để có một chuyến đi dâng lễ trọn vẹn và đáng nhớ nhất nhé!