Nhắc đến những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng tại Hải Dương, không thể bỏ qua Chùa Ngũ Đài Sơn một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tọa lạc tại phường Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp thanh bình, cổ kính mà còn bởi giá trị lịch sử và tâm linh to lớn. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Giới thiệu về Chùa Ngũ Đài Sơn

Chùa Ngũ Đài Sơn ở đâu?

Chùa Ngũ Đài Sơn nằm ở phường Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tọa lạc trên một khu đất cao, ẩn hiện giữa những cây thông cổ thụ ngay chân núi Đống Thóc. Phía sau núi Đống Thóc chính là núi Bát Hương nổi tiếng nhận được sự ưu ái của thiên nhiên với 5 đỉnh lô xô nối tiếp nhau gọi là Ngũ Đài Sơn. 

Chùa Ngũ Đài Sơn được xây dựng vào thế kỉ XIII dưới thời vua Trần Minh Tông, ngôi chùa đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và bao triều đại cùng những biến chuyển của thời gian nhưng vẫn giữ được nét đẹp của văn hóa cổ xưa mà cha ông ta để lại. Chùa Ngũ Đài Sơn còn là một trong những ngôi chùa cổ kính và quan trọng của nước ta, chứa đựng nhiều di tích lịch sử và cổ vật đáng quý của đất nước. 

Các di vật lịch sử tại chùa Ngũ Đài Sơn 
Các di vật lịch sử tại chùa Ngũ Đài Sơn
Chùa Ngũ Đài Sơn - Chí Linh - Hải Dương 
Chùa Ngũ Đài Sơn – Chí Linh – Hải Dương

Với lối kiến trúc truyền thống xưa, mái ngói cong cong, những bức tượng Phật uy nghi và nhiều chi tiết đường nét tinh xảo tinh tế là một trong những điểm thu hút đông đảo du khách tìm về và là một trong những di tích lịch sử văn hóa có giá trị của tỉnh Hải Dương. 

Chùa Ngũ Đài Sơn Hải Dương là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng nhiều vị Bồ Tát khác. Tượng phật được đặt trang trọng trong chính điện, uy nghi và thanh tịnh. Ngoài ra, chùa còn là nơi lưu giữ những di vật quý giá như: tượng Phật, chuông đồng, bia đá… mang giá trị lịch sử văn hóa to lớn 

Chùa Ngũ Đài Sơn  Hải Dương giờ mở cửa, giá vé chi tiết 

Chùa Ngũ Đài Sơn là một ngôi chùa tâm linh được nhiều người yêu thích và thường xuyên lui tới không chỉ vì không khí yên bình, linh thiêng nơi đây mà con là cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, tươi đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng ngôi chùa vào khung giờ từ 6:00 giờ sáng đến 18:00 giờ chiều các ngày trong tuần. Chùa mở cửa cả thứ 7 và chủ nhật hay bất kỳ ngày lễ tết nào. 

Chùa Ngũ Đài Sơn bình dị và thiêng liêng
Chùa Ngũ Đài Sơn bình dị và thiêng liêng

Là một trong những di tích lịch sử tâm linh giống với bao ngôi chùa chiền khác, giá vé vào cửa  đền Ngũ Đài Sơn Hải Dương là hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể dẫn bạn bè người thân, gia đình cùng đến chùa Ngũ Đài Sơn để tham quan chiêm nghiệm hay cầu chúc bình an, sức khỏe và tìm hiểu những nét độc đáo nơi đây. 

Chùa Ngũ Đài Sơn có gì?

Chốn cổ tự Trúc Lâm

Chùa Ngũ Đài Sơn mang vẻ đẹp cổ kính và thanh bình, nơi lưu giữ những di vật quý giá góp phần mang lại giá trị văn hóa lịch sử tỉnh Hải Dương. Chùa Ngũ Đài Sơn còn có tên gọi khác là Kim Quang tự nằm ở tọa lạc trên một khu đất cao được bao bọc bởi những cây thông cổ thụ dưới chân núi Đống Thóc. 

Người dân ghé thăm chùa Ngũ Đài Sơn cầu nguyện
Người dân ghé thăm chùa Ngũ Đài Sơn cầu nguyện

Chùa Ngũ Đài Sơn cùng với hệ thống chùa ở Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ngọa Vân, Thanh Mai, Côn Sơn và Vĩnh Nghiêm, Mã Yên, Am Vãi, Khám Lạng đã tạo thành một tam giác Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử độc đáo và rực rỡ. Dù thời gian đã bào mòn, nhưng chùa Ngũ Đài Sơn vẫn mang được cái dáng vẻ từ thuở ban sơ.

Chùa được xây dựng trong hẻm của dãy núi, bao quanh chính là bốn bề của non nước. Trước mặt chùa Ngũ Đài Sơn là dãy núi Ba Dội bằng phẳng như tấm bình phong che chắn bảo vệ ngôi chùa. Lưng tựa núi Đống Thóc, trên có núi Bát Hương, xa xa là núi Cổng Trời. 

Hai bên ngôi chùa có hai dãy núi vươn ra tạo thành thế tay ngai, liền kề bên phải là dãy Hang Khánh, bên trái là khe Hang Mẳn. Chùa Ngũ Đài Sơn nằm ở vị trí trung tâm của chốn Phật môn, tuân thủ chặt chẽ triết lý của thuật phong thủy và phù hợp với không gian ngôi chùa. 

Theo như Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chùa Ngũ Đài Sơn xưa có nhiều ngôi chùa linh thiêng với hàng trăm gian rải từ chân núi lên tới đỉnh núi Đống Thóc, Cổng trời,… làm cho chùa Ngũ Đài Sơn trở thành chốn linh thiêng bậc nhất. 

Kiến trúc chùa Ngũ Đài Sơn 

Chùa Ngũ Đài Sơn được thiết kế theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 2 gian thượng điện, kiến trúc đao tàu chéo góc, phần gần nóc tạo dáng con chồng giá chiêng truyền thống. Nhìn tổng thể công trình mang dáng khá hài hòa, thanh thoát của lối kiến trúc xưa. Phần Tam Quan là cổng chính ra vào chùa, được thiết kế với 3 tầng mái cong cong nhằm thể hiện sự uy nghi và trang trọng cho nơi đây. Phía trên phần mái được trang trí nhiều chi tiết hoa văn, hình rồng, phượng tinh xảo qua bàn tay của những người thợ lành nghề thời đó. 

Ngũ Đài Sơn di tích lịch sử văn hóa dân tộc 
Ngũ Đài Sơn di tích lịch sử văn hóa dân tộc

Nhà Tiền Đường là nơi để du khách đặt lễ và cầu nguyện. Nổi bật với hệ thống kiến trúc bằng cột gỗ lim to lớn, được chạm khắc cầu kỳ, tinh tế thể hiện sự chắc chắn bền bỉ theo thời gian. 

Gian Thiêu Hương đây cũng là một nơi dành cho du khách  vào thắp hương cầu nguyện. Được thiết kế theo lối  kiến trúc mở, rộng rãi và bao quát, giúp du khách có thể hướng tầm mắt ra  xa nơi có cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

Thượng Điện nơi để  thờ Phật chính của chùa. Nổi bật với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni uy nghi, to lớn được đặt chính giữa. Hai bên là tượng Bồ Tát Quan Âm và Đại Thế Chí.

Chùa Ngũ Đài Sơn là thờ 3 vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang được người đời kính nể. 

Cũng như nhiều ngôi chùa lớn ở miền Bắc, chùa Ngũ Đài còn thờ Phật theo phái Đại Thừa với các pho Tam thế, A Di Đà, Quan âm, toà Cửu Long. Các pho tượng ở đây được các nghệ nhân dân gian chế tác rất có hồn và vô cùng tinh xảo, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị.

Bên cạnh đó cùng với những nét kiến trúc truyền thống, chùa Ngũ Đài Sơn còn được điểm xuyết bởi những yếu tố hiện đại. Hệ thống điện chiếu sáng được bố trí hợp lý, giúp tôn lên vẻ đẹp của kiến trúc và tạo không gian ấm cúng vào buổi tối.

Một số hạng mục công trình như nhà Tổ, nhà Mẫu,… được xây dựng mới với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với tổng thể kiến trúc chung của chùa.

Núi non kỳ vĩ cảnh đẹp nơi chùa Ngũ Đài Sơn 

Chùa Ngũ Đài Sơn là ngôi chùa linh thiêng mang nhiều giá trị lịch sử nằm ngay cạnh ngọn núi có tên Đống Thóc gắn với các truyền thuyết xưa là cứ mỗi khi vùng này mất mùa, thóc ở chân núi lại đùn ra, ăn không hết. Ngọn núi này cao gần 300 m với quang cảnh quang hoang sơ, mộc mạc hòa mình cùng thiên nhiên.

Du khách thường tìm về đây vừa để dâng hương cầu nguyện vừa là cơ hội để chinh phục cái dãy núi ở đây.  Các con đường mòn đã được người đi rừng tạo các bậc lên song rất trơn và dốc vì thế nên khi đi leo núi tại đây bạn cần chú ý thêm về điều đó. 

Cổng vào chùa Ngũ Đài Sơn
Cổng vào chùa Ngũ Đài Sơn
Non nước trập trùng  bao la tại núi Ngũ Đài Sơn
Non nước trập trùng  bao la tại núi Ngũ Đài Sơn

Khi leo lên đến đỉnh Đống Thóc, bạn sẽ phải bất ngờ và choáng ngợp bởi vẻ đẹp của nó một không gian bao la, rộng lớn, núi non trùng điệp mở ra trước mắt. Xã Hoàng Tiến với con đường trải nhựa đến chân núi đẹp như bức tranh thủy mặc.

Cạnh những dãy núi trùng trùng nổi bật lên chính là Cổng Trời, đỉnh cao nhất với những ngọn lô xô, trong dãy Ngũ Đài với 531m. Đứng trên Cổng Trời vào ngày thời tiết đẹp có thể nhìn ra tận Đồ Sơn (Hải Phòng), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Vì các ngọn núi của chùa Ngũ Đài Sơn  gối nhau nên nhìn từ đây khó phân biệt nhưng nếu bạn di chuyển sáng đứng ở Thanh Mai sẽ thấy rõ các đỉnh: Đống Thóc, Bát Hương, Cằm Cặp, Ổ Lợn, Cổng Trời. Còn dãy núi đen thẫm phía đông xa xa kia chính là đỉnh thiêng Yên Tử huyền thoại. 

Đi từ đỉnh núi Đống Thóc qua khe Sẹo Gỗ sẽ tới  nền chùa Hàm Long, nếu tiếp tục leo lên trên gặp đỉnh Bát Hương. Gọi là đỉnh Bát Hương vì nơi đây có khối đá lớn mang hình dáng chiếc lư hương 3 tầng. Từ đây, bạn có thể di chuyển lần lượt leo lên đỉnh Cằm Cặp, đỉnh Ổ Lợn và đỉnh Cổng Trời. Mỗi chặng hành trình lại cho ta thấy  những cảnh đẹp thiên tạo kỳ thú, khác nhau mang nét đặc trưng khó có thể tả được như:  hòn Ông Cóc, hòn Ông Thỏ, Bàn Chân Phật, Nậm Rượu, Mắt Rồng, hang Pheo, thác Bò Đái, Giếng Trời…

Trên đường đi bạn sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị, những chiếc đá cuội xám nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Các loại hoa rừng đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm ngào ngạt,  tiếng chim hót ríu rít trong từng tán lá, một cảnh giác rất trong lành và thanh bình. Đây xứng đáng là một địa điểm du lịch đáng để trải nghiệm. 

Hướng dẫn đến chùa Ngũ Đài Sơn Hải Dương. 

Chùa Ngũ Đài Sơn tọa lạc tại phường Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 50km và cách thủ đô Hà Nội 70 km.  Du khách có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như:

  • Xe máy, ô tô: là phương tiện cá nhân thuận tiện cho việc linh hoạt giờ giấc là phương án được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho chuyến đi đến chùa Ngũ Đài Sơn. Từ trung tâm của thành phố bạn có thể di chuyển theo hướng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tiếp đó rẽ vào quốc lộ 38B để đi đến thành phố Chí Linh, rồi rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Linh cách 2km tới chùa Ngũ Đài Sơn. Thời gian di chuyển của phương tiện này khoảng tầm 2 tiếng đồng hồ đi xe. 
  • Xe khách: Nếu bạn không tự tin về tay lái của mình  thì xe khách cũng là một sự lựa chọn an toàn, bạn có thể bắt xe khách từ Bến Mỹ Đình, Gia Lâm hay Giáp Bát đi đến thành phố Chí Linh. Giá vé rơi vào khoảng từ 80.000 đến 100.000 đồng/ lượt. Khi đến thành phố Chí Linh bạn có thể đi taxi hay xe ôm để đến chùa Ngũ Đài Sơn nhé!. 
  • Du lịch đền chùa Ngũ Đài Sơn Hải Dương 
    Du lịch đền chùa Ngũ Đài Sơn Hải Dương

Với những giá trị tâm linh và lịch sử văn hóa to lớn, Chùa Ngũ Đài Sơn đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh bình mà còn được cầu nguyện bình an và tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng mình khám phá thêm nhiều điều mới lạ tại thành phố Chí Linh Hải Dương nữa nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *