Là ngôi đền thuộc quần thể khu di tích Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị to lớn của lịch sử và cũng là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Đền Kiếp Bạc từ lâu đã là chốn tâm linh, nơi tu dưỡng tâm hồn của những còn người xa xứ tìm về để giải tỏa tâm hồn, tìm kiếm những giây phút bình yên của cuộc sống. Cùng theo chân Top Hải Dương AZ để khám phá ngay nhé!

Đền Kiếp Bạc ở đâu?

Hướng dẫn đi đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc nằm trong quần thể du lịch Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 70km về phía Đông Bắc dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện tự lái như ô tô, xe máy hoặc bạn có thể lựa chọn xe khách hoặc theo đoàn du lịch đều thuận tiện. 

Với việc di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân chỉ mất gần 2 tiếng đồng hồ theo hướng quốc lộ 1A đến thành phố Bắc Ninh thì di chuyển theo hướng GoogleMap để tới đến Kiếp Bạc. 

Xe khách cũng là một phương tiện di chuyển an toàn, bạn có thể cân nhắc mua xe khách từ Mỹ Đình đi tới Quảng Ninh rồi dừng chân tại ngã 3 Sao Đỏ, Chí Linh, cách Đền Côn Sơn Kiếp Bạc chừng 5km, tại đây bạn bắt xe ôm hoặc taxi để đến địa điểm du lịch.

Toàn cảnh đền Kiếp Bạc Côn Sơn từ trên cao
Toàn cảnh đền Kiếp Bạc Côn Sơn từ trên cao

Thời gian mở cửa và giá vé vào tham quan đền Kiếp Bạc

Thời gian mở cửa: 7:00 – 18:30 hàng ngày 

Giá vé: 

  • Vé vào cổng khu di tích Kiếp Bạc: 20.000 đồng/người 
  • Vé vào cổng khu di tích Côn Sơn: 20.000 đồng/người

Giá gửi xe:

  • Phương tiện > 16 chỗ: 25.000/lượt 
  • Phương tiện 8-16 chỗ: 20.000/lượt
  • Phương tiện < 8 chỗ: 15.000/lượt 

Đền Kiếp Bạc thờ ai?

Đền Kiếp Bạc tại chính cung là nơi thờ Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương, cùng với các gian đền kế tiếp còn thờ các nhân vật lịch sử quan trọng có công to lớn với đất nước thời nhà Trần như Vương Phụ, Vương Mẫu của Đức Thánh Trần,…  Ngoài ra đền còn thờ phu nhân, con gái, con trai, con rể của các vị tướng Yết Kiêu và Dã Tượng, những chiến binh tài giỏi dưới trướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 

Đền thờ các nhân vật lịch sử có công với nước 
Đền thờ các nhân vật lịch sử có công với nước

Hàng năm để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng, nhân dân khắp nơi hội tụ về đây dâng hương, dâng lễ và tham gia di tích cổ gắn với những tín ngưỡng dân gian, lịch sử nước nhà. 

Cầu gì ở đền Kiếp Bạc?

Đền Kiếp Bạc không chỉ là nơi thờ cúng các vị anh hùng mà còn là nơi gửi gắm niềm tin tín ngưỡng văn hóa của nhân dân ta. Mọi người hội tụ về đây để cầu công danh, tài lộc, trừ tà, cầu bình an, sức khỏe cho gia đình người thân. Với những tập tục và nét văn hóa riêng được truyền từ đời này sang đời khác, người dân nơi đây luôn thể hiện một nét rất riêng mà không nơi nào có được. l

Để cầu muốn có con thì tại đền con hương phải tuân thủ quy tắc “Vào cửa cha, ra cửa mẹ” và xin một ít đất sau đền mang về. Để cầu sức khỏe binh an cho con cháu, xua tan đi vận đen, họ thường gửi gắm con tại đền đến năm 12 tuổi thì làm lễ chuộc về, đứa trẻ sẽ khỏe mạnh và ngoan ngoãn. 

Và các loại lễ lớn nhằm cầu công danh sự nghiệp, cầu tiêu tan bệnh tật đều được thực hiện tại ngôi đền, với đầy đủ các lễ vật khác nhau, việc xin ấn đền Kiếp Bạc hằng năm đều rất linh nghiệm. 

Hình ảnh người dân đi cầu tài, cầu bình an tại đền Kiếp Bạc 
Hình ảnh người dân đi cầu tài, cầu bình an tại đền Kiếp Bạc

Khám phá đền Kiếp Bạc

Giá trị lịch sử của đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc là ngôi đền nằm ở tọa lạc tại vị trí trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc, được bao phủ với những cánh rừng rộng lớn, không gian thanh bình, yên tĩnh. Công trình được xây dựng vào đầu thế kỉ XIV, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử cùng những lần trùng tu mà vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc truyền thống cùng lối kiến trúc cổ kính ngày xưa. 

Quang cảnh tráng lệ của đền Kiếp Bạc 
Quang cảnh tráng lệ của đền Kiếp Bạc

Với khuôn viên rộng đến 13.5km2, Đền Kiếp Bạc đang lưu giữ 7 pho tượng được đúc bằng đồng là tượng của Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu, phu nhân cùng hai người con gái. Bên cạnh đó còn có những hạng mục công trình đặc biệt như trạm hạ mã, tả hữu canh gác, đường thần đạo,… vô cùng độc đáo thu hút người xem. 

Các điện thờ đều được trang trí một cách rất cầu kỳ và tinh xảo, đúng chất riêng của kiến trúc đền chùa xưa. Các họa tiết hoa văn ở đền Kiếp Bạc được chế tác rất tỉ mỉ và chỉn chu, dạo quanh một vòng đền bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn bao giờ hết. 

Lễ hội tại đền Kiếp Bạc

Kiếp Bạc là nơi hội tụ thu hút của đông đảo du khách cùng người dân đến đây tham gia lễ hội. Hằng năm vào mùa thu và xuân nơi đây sẽ tổ chức lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, đây cũng được xem là nét đẹp lâu đời và đáng tự hào của người dân nơi đây khi hướng về cội nguồn. 

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội mùa xuân ở Kiếp Bạc được tổ chức hằng năm từ ngày 4/2 đến 13/2 dương lịch (tức 14-23 tháng giêng âm lịch) trong đó có lễ khai hội vào ngày 16 tháng giêng, làm lễ trên núi Ngũ Nhạc và giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Trong những năm qua, Kiếp Bạc Hải Dương luôn phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là niềm tự hào của nhân dân nơi đây. 

Lễ hội mùa xuân tại đền Kiếp Bạc 
Lễ hội mùa xuân tại đền Kiếp Bạc

Mùa xuân Kiếp Bạc vẫn luôn duy trì các nghi lễ như: lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ và Mông Sơn thí thực,… Ngoài ra còn có các hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, liên hoan pháo đất, vật cổ truyền, cờ tướng và nhiều hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc khác. 

Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội mùa thu được tổ chức từ 10 đến 20 tháng tám âm lịch, các lễ hội như khai ấn và ban ấn, các nghi lễ tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương,… Các nghi lễ được thực hiện theo đúng phong cách truyền thống xưa nhằm bảo vệ và tôn vinh giá trị văn hóa từ nhiều đời đến nay. Giống với mùa xuân, lễ hội mùa thu cũng có rất nhiều hoạt động tiêu biểu và đặc sắc.

Trong đó phải kể đến Tuần văn hóa Du lịch sẽ được tổ chức trên sông Lục Đầu và thành hai phân khúc sân khấu và 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản và đặc trưng, sản phẩm của các địa phương, hiệp hội, làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương cùng một số tỉnh bạn. 

Chung vui cùng lễ hội tại Kiếp Bạc Côn Sơn 
Chung vui cùng lễ hội tại Kiếp Bạc Côn Sơn

Trong khuôn khổ lễ hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật múa rối nước tại hồ Kiếp Bạc; các hoạt động văn nghệ, thể thao tại hai Khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.Nhiều năm nay, cùng với đền Kiếp Bạc, Côn Sơn là điểm thú vị độc đáo  trong hành trình về lễ hội mùa thu. Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp của núi rừng, Côn Sơn còn mang những giá trị văn hóa, lịch sử vượt thời gian và không gian. Đây là một trong những trung tâm Phật giáo, gắn với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm.

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì?

Chùa Côn Sơn

Đây là ngôi chùa trên ngọn núi Côn Sơn, thuộc ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương với tên gọi là “Thiên Tư Phúc Tự” hay “ chùa Hun”. Chùa Côn Sơn là một trong 3 trung tâm thiền phái Trúc lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm.

Gắn bó với sự nghiệp lừng lẫy trong lịch sử, nơi đây tôn thờ các vị tướng quân, các vị anh hùng có nhiều đóng góp cho đất nước như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Thiền sư Huyền Quang, …

Thanh bình, tĩnh lặng tại chùa Côn Sơn 
Thanh bình, tĩnh lặng tại chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn với kiến trúc đặc biệt với 83 gian phòng trong đó có các công trình độc đáo như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Trải qua quãng thời gian dày của lịch sử với nhiều trận chiến ác liệt, thì hiện tại chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ rợp bóng dưới gốc cây cổ thụ. 

Đền Kiếp Bạc  

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cái tên Kiếp Bạc được ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là nơi Trần Quốc Tuấn chọn làm nơi lập căn cứ địa, tích trữ quân trang và huấn luyện binh sĩ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII.

Người dân nô nức đi lễ đền Kiếp Bạc 
Người dân nô nức đi lễ đền Kiếp Bạc

Theo thuyết phong thủy đây là một nơi tốt hội tự khí để gây dựng cơ nghiệp. Đền Kiếp Bạc là khu vực thung lũng trù phú được bao bọc bởi dãy núi Rồng, một phía còn lại là Lục Đầu Giang. Với địa hình núi tạo thành một thế rồng chầu, hổ phục cực kỳ hùng vĩ. Trước cổng ngoài đề 4 chữ “Hưng thiên vô cực” theo vào trong chính là giếng Ngọc mắt rồng linh thiêng. 

Tòa điện ngoài cùng là đền thờ Phạm Ngũ Lão, tiếp theo là thờ Hưng Đạo Vương. Tòa cuối cùng thờ phu nhân của Trần Hưng Đạo và hai con gái. Nơi đây có đặt 7 pho tượng của 7 vị: Trần Hưng Đạo, Phu nhân và hai con gái, con rể Phạm Ngũ Lão cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngoài ra đền còn thờ 4 bài vị thờ con trai ông và hai vị tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng năm 2000 trên mảnh đất rộng 10.000m2  tại chân núi Ngũ Nhạc. Là một công trình trọng điểm trong khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, Nơi đây được thiết kế theo phong cách độc đáo theo hơi hướng truyền thống.  Đền thờ Nguyễn Trãi là một địa điểm tham quan lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. 

Đền thờ Trần Nguyên Hãn 

Đi dọc lên theo phía trên đền thờ Nguyễn Trãi chính là đền thờ Trần Nguyên Hãn, nằm cạnh ngay ven suối. Nguyên Hãn là em con cậu của Nguyễn Trãi, cũng là một công thần thời nhà Lê có nhiều công lao với đất nước. 

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Đền thờ Trần Nguyên Đán Ông của Nguyễn Trãi, nằm trên cả đền thờ Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi, nằm ngay gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Ông đã có công nuôi dạy Nguyễn Trãi tại núi Côn Sơn này và là người có công trong việc xây dựng kiến trúc động Thanh Hư với quy mô hoành tráng cùng nhiều hạng mục khác đẹp không kém. 

Khi ông mất, để tưởng nhớ công ơn của ông nên vua nhà Trần đã hạ lệnh lập đền, tạc tượng thờ ông tại Côn Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi đền xưa đã không còn. Vào năm 2005, tỉnh Hải Dương đã khởi công đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Trần Nguyên Đán với lối kiến trúc theo chữ Đinh và tồn tại cho đến bây giờ.

Đền thờ Trần Nguyên Đán thanh tịnh, yên bình 
Đền thờ Trần Nguyên Đán thanh tịnh, yên bình

Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

 Đền Côn Sơn Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử – văn hóa có từ lâu đời và là một địa điểm linh thiêng  Vì vậy, khi ghé thăm đền này, bạn cần chú ý một số điều sau đây để có một chuyến đi lễ cầu tài đức, cầu sức khỏe và bình an thật vui thật trọn vẹn. 

  • Là nơi linh thiêng, khi đến đây bạn phải nghiêm túc, hạn chế cười đùa để không ảnh hưởng không khí sang trọng xung quanh đền. 
  • Trang phục kín đáo,  Không nên ăn mặc đồ quá hở hang, hay những trang phục ngắn quá đầu gối sẽ không hợp với chốn chùa, đền cầu lễ.
  • Địa hình chủ yếu là đồi núi nên việc di chuyển khó khó khăn nên hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao êm ái và dễ đi lại. Tránh mang giày cao gót sẽ dễ gây đau chân và mệt trong lúc đi. 
  • Bạn nên mang những vật dụng kèm theo khi đi lễ như ô dù, áo mưa, quạt,… khi đến thăm đền Kiếp Bạc nhé. 

Trên đây là một số những thông tin về đền Kiếp Bạc – Côn Sơn Hải Dương, mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tham quan tại đền Kiếp Bạc này nhé. Chúc bạn có chuyến đi lễ trọn vẹn nhất. 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *