Là một trong những ngôi đền thu hút được đông đảo du khách ghé thăm, đền Chu Văn An nằm an yên giữa rừng thông bạt ngàn trên dãy núi Phượng Hoàng – Chí Linh. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về đền Chu Văn An Hải Dương 

Đền Chu Văn An Hải Dương nằm ở đâu? 

Đền Chu Văn An Hải Dương nằm ngay ở dãy núi Phượng Hoàng, thuộc Phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền cách trung tâm thành phố Chí Linh 5,6km và thủ đô Hà Nội 69km, di chuyển mất 1 giờ 45 phút theo hướng đi của Google Maps. 

Quê hương của cụ Chu Văn An tại Thanh Trì Hà Nội, trải qua quãng thời gian lui về ở ẩn, ông đã lựa chọn mảnh đất Chí Linh Hải Dương làm nơi dừng chân cuối cùng của mình. Người đời rất coi trọng và xem vùng đất Chí Linh là vùng đất rất phong thủy “Lục thủy tứ linh” sáu con sông giao hòa một mối cùng 72 ngọn núi nằm trong dãy Phượng Hoàng. 

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An trải qua rất nhiều lần tu sửa, tôn tạo, xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình theo dòng thời gian của lịch sử của các cuộc chiến tranh tàn phá đều bị hư hại. Cho đến những năm 1997, chính quyền tỉnh bắt đầu triển khai hạng mục khảo cổ, trùng tu xây dựng lại ngôi đền như hiện tại.

Đền Chu Văn An Hải Dương 
Đền Chu Văn An Hải Dương

Đền Chu Văn An Hải Dương 

Là một quần thể kiến trúc bề thế, hoành tráng và đầy trang nghiêm, đền Chu Văn An Hải Dương bao gồm: tam quan nội, sân hạ đền chính, sân trung, sân tam ngoại, hai nhà giải vũ, đền thờ lễ, các bức phù điêu chạm Long Phượng,… Nổi bật lên là dòng chữ “Vạn thế sư biểu” nằm ngay giữa bậc đá lên đền chính với không gian được phủ đầy bằng cây xanh. 

Giá vé đền Chu Văn An vào cửa tham quan bao nhiêu tiền?

Giờ mở cửa: Khu di tích đền Chu Văn An mở cửa đón khách đến Lễ, tham quan từ 08:00 – 17:00. Lịch mở cửa tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, bao gồm các ngày nghỉ lễ, tết. 

Giá vé: Đền Chu Văn An không thu vé vào cổng nếu khách đến tham quan tự do. Nếu đoàn du khách đăng ký làm lễ, mua sắm lễ tại đền thờ Chu Văn An chi phí khoảng tầm từ 400.000 đồng – 600.000 đồng/lần/lễ. 

Giá gửi xe: Xe máy: 5000 đồng/lượt và xe ô tô: 20.000 đồng/lượt 

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi đền Chu Văn An Hải Dương

Để di chuyển đến đền Chu Văn An bạn có thể di chuyển bằng xe khách, ô tô hoặc xe máy tự lái là những phương tiện phổ biến đi từ Hà Nội đi Hải Dương. Bạn chỉ cần ra bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình mua vé và xuất phát đi ngay. Còn nếu bạn lựa chọn muốn tự chạy xe máy, đi cùng người thân hay bạn bè cùng lên thăm đền thì bạn nên lựa chọn cung đường qua QL1A và ĐCT Nội Bài-Hạ Long khoảng 73km là con đường thuận tiện nhất. 

Quãng đường di chuyển đến đền Chu Văn An
Quãng đường di chuyển đến đền Chu Văn An

Hoặc nếu lựa chọn xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể đi vào QL1A tại Thạch Bàn từ Tôn Đức Thắng, P. Xã Đàn, Nguyễn Khoái, Cầu Vĩnh Tuy và Đ. Cổ Linh. Sau đó tiếp tục đi theo dọc theo đường QL1A và ĐCT Nội Bài – Hạ Long/QL18 đến Chu Văn, Chí Linh khoảng 16km nữa là đến. 

Chu Văn An là ai?

Chu Văn An (6 tháng 10 năm 1292, ông không rõ năm mất) tên thật là Chu An, ông, là một nhà giáo , thầy thuốc,, “danh nhân văn hóa thế giới”. Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh Công   nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Ông được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt.

Thầy giáo Chu Văn An
Thầy giáo Chu Văn An

Ông được gọi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

Vì sao khi xưa thầy chuyển về núi Phượng Hoàng?

Thầy Chu lựa chọn núi Phượng Hoàng ở ẩn. Căn cứ vào niên biểu các vị vua Trần và đặc biệt là Trần Dụ Tông thì vua Dụ Tông làm vua từ năm 1341 – 1369, năm 1341 – 1357 lấy niên hiệu là Thiệu Phong. Sau khi Thái Thượng Hoàng Trần Minh Tông mất, khoảng từ năm 1358-1359 vua Dụ Tông lấy niên hiệu Đại Trị và “thất trảm sớ” của nhà giáo Chu Văn An dâng lên khoảng thời gian này. Dâng “thất trảm sớ” khuyên vua chém 7 tên gian thần không thành, thầy Chu từ quan rồi về núi Phượng Hoàng ở ẩn, lấy hiệu là Tiều Ẩn.

Đền Chu Văn An trên dãy núi Phương Hoàng 
Đền Chu Văn An trên dãy núi Phương Hoàng

Đến đền Chu Văn An cầu gì, xin gì?

Đền thờ thầy Chu Văn An được xây dựng trên núi Phượng Hoàng phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương . nơi đây là một nơi có phong cảnh đẹp , hùng vĩ thường được mọi người trở về xin chữ mỗi khi dịp tết đến xuân , cầu mong một năm mới may mắn , làm ăn thi cử đỗ đạt.

Hình ảnh người người nô nức đi lễ ở đền Chu Văn An
Hình ảnh người người nô nức đi lễ ở đền Chu Văn An

Lễ hội đền thờ Chu Văn An

Nhắc đến lễ hội đền thờ thầy Chu Văn An , các du khách tham quan nói riêng và mỗi người trong chúng ta nói chung đều không thể không nhắc đến lễ khai bút.

Buổi lễ được tổ chức trang trọng, thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

Hội lễ đền thờ Chu Văn An 
Hội lễ đền thờ Chu Văn An

Kinh nghiệm đi đền Chu Văn An Hải Dương có những lưu ý gì quan trọng ?

Đền thờ thầy  Chu Văn An là nơi linh thiêng trang trọng, khi đến  làm khách ở đây điều đầu tiên chúng ta chú ý là sự trang trọng lịch sự trong cách ăn mặc, nói chuyện, đi lại .

Các loại hình dịch vụ khá đa dạng, giá cả thì rất phải chăng, phù hợp với mọi lứa tuổi, tầng lớp đến xin lộc, cầu may.

Đây là địa điểm du lịch tâm linh mang dấu tích cao đẹp của một nhà giáo ưu tú vang danh một thời, vì vậy nên du khách tới đây ngoài các nghi lễ ra còn có thêm sách bút, vở cầu mong sự nghiệp cũng như con đường học hành thuận lợi . 

Là một khu đền chùa thanh tịnh, không có tiếng còi xe ồn ào bạn nên chú ý đi nhẹ, nói khẽ hay đùa nghịch  tránh gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Khi đến đền Chu Văn An  bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, không ngắt hay bẻ cảnh để giữ được nét đẹp trong văn hóa lễ chùa của dân tộc. 

Chu Văn An tên tuổi của một người thầy ưu tú đã đi vào lịch sử dân tộc và in sâu vào trong lòng người. Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy Hải Dương, đền Chu Văn An lúc nào cũng thoang thoảng mùi thơm của hương khói của người đến thăm quan. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm hiểu biết về đền Chu Văn An và cùng tophaiduongaz cùng bạn tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị tại Hải Dương nhé! 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *