Chùa Côn Sơn Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử và danh thắng quốc gia mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc. Nơi đây là mảnh đất gắn bó của nhiều danh nhân nước ta và là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hải Dương. Hay cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu ngay nhé!

Giới thiệu về Chùa Côn Sơn

Đền Côn Sơn ở đâu?

Đền Côn Sơn nằm ngay tọa lạc tại phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, trên ngọn núi Côn Sơn, thuộc quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, được công nhận là di tích quốc gia vào năm 2012. 

Chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nằm trong ba trung tâm lớn thuộc thiền phái Trúc Lâm trước đây. Tiền thân là ngôi chùa nhỏ được gọi là Kỳ Lân, nhà sư Pháp Loa xây dựng từ năm Hưng Long thứ 12, tức năm 1304, sau đó đến năm Khai Hựu đầu tiên chùa được mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tự do sự trụ trì  Huyền Quang đảm nhiệm.

Trải qua bao biến chuyển của thời gian cùng bao bất biến của lịch sử và sự trùng tu, xây dựng lại, Chùa Côn Sơn vẫn bền bỉ với thời gian, trở thành một địa điểm du lịch tâm linh và đầy hấp dẫn được nhiều người yêu thích.  

Chùa Côn Sơn Kiếp Bạc - Nơi hội tụ tâm linh đất Việt
Chùa Côn Sơn Kiếp Bạc – Nơi hội tụ tâm linh đất Việt

Phương tiện di chuyển đến chùa Côn Sơn

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng khoảng 70km theo hướng Đông Bắc, bạn có thể di chuyển đến chùa Côn Sơn một cách dễ dàng bằng phương tiện có nhân hoặc xe khách. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý như sau:

Từ Hà Nội

  • Xe máy, ô tô: Bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân như xe máy hay ô tô cho chuyến đi của mình, vừa tiện lợi và chủ động được thời gian. Du khách có thể lựa chọn đi theo hướng dẫn của Google Maps theo hướng quốc lộ 5A đến thành phố Chí Linh và đi theo hướng dẫn để đến được Đền Côn Sơn Hải Dương. Thời gian di chuyển chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ và quãng đường di chuyển không có quá nhiều khó khăn. 
  • Đi xe khách: Đây là phương tiện khá an toàn và tiện lợi nếu bạn mang nhiều đồ, vật dụng đi theo. Bạn có thể bắt xe khách tại các bên bến xe như Gia Lâm, Mỹ Đình… xuống xe tại ngã ba Sao Đỏ và bắt xe ôm hoặc taxi để đến chùa Côn Sơn. Hiện nay, một số nhà xe đang khai thác tuyến đường này có: Kumho, Đức Phúc, Việt Thanh, Ka Long… 

Từ Hải Dương

  • Đi xe máy: Đi theo hướng quốc lộ 38 đến thành phố Chí Linh. Sau đó, đi theo biển chỉ dẫn đến Đền Côn Sơn.

Địa điểm du lịch tâm linh hàng đầu tại Hải Dương

Chùa Côn Sơn thờ phụng ai?

Chùa Côn Sơn địa điểm tâm linh nhưng không kém phần hấp dẫn tại Chí Linh Hải Dương được nhiều du khách tìm về. Chùa mang một giá trị lịch sử lâu đời cùng nét đẹp văn hóa của cha ông ta truyền từ đời này sang đời khác. 

Tại đây đang thờ phụng chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một vị tướng quân tài ba của nước nhà dưới thời nhà Trần. Ngoài ra, đền còn có các ban thờ phụng khác để thờ những người có công với đất nước được ca ngợi và nhớ ơn suốt đời.

Trong đó, chùa thờ phụng các vị: 

  • Trần Nguyên Đán: Cha của Nguyễn Trãi, người có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ khu di tích Côn Sơn. Là một nhà giáo dục tài năng, ông đã có công trong việc xây dựng trường học, góp phần phát triển nền giáo dục của Đại Việt. Trần Nguyên Đán là một Phật tử thuần thành. Ông đã có công trong việc phát triển Phật giáo ở Việt Nam và còn nhiều công lao to lớn khác nữa 
  • Nguyễn Trãi: Danh nhân văn hóa lỗi lạc thế giới, một người anh hùng dân tộc, có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
  • Trần Thị Thái: Mẹ của Nguyễn Trãi, người có công lao to lớn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục Nguyễn Trãi trở thành một con người ưu tú tài ba. 
  • Pháp Loa: Thiền sư đời Trần, ông là  người có công lao to lớn trong việc truyền bá Phật giáo ở Việt Nam mà tham gia vào xây dựng chùa Côn Sơn phát triển đến bây giờ. 
Các ban thờ phụng người có công với đất nước 
Các ban thờ phụng người có công với đất nước

Đền Côn Sơn là một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, nơi ghi dấu lại nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cũng như các vị anh hùng dân tộc khác. Là một địa chỉ tâm linh và đặc biệt được nhiều người nhớ tới, tỉnh Hải Dương đang ngày càng cố gắng phát huy hơn nữa nét đẹp văn hóa và giá trị lịch sử mà chùa Côn Sơn đem lại không chỉ với nhân dân cả nước mà còn đến với bạn bè quốc tế. 

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn Chí Linh Hải Dương mang bề dày của hàng trăm nghìn năm lịch sử và tâm linh. Là nơi lưu giữ nhiều di tích gắn liền với tên tuổi của  hai vị danh nhân kiệt xuất trong lịch sử xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc ta đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi. 

Chùa Côn Sơn được trùng tu và mở rộng vô cùng hoành tráng và thời nhà Lê. Trải qua quãng thời gian dài với bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay ngôi đền bị thu hẹp lại nằm nép mình dưới sự che chở của bóng cây cổ thụ. Vào năm 1304 nhà sư Pháp Loa xây dựng chùa Kỳ Lân đến những năm 1329 được mở rộng ra thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự.

Chùa Côn Sơn - Kiếp Bạc 
Chùa Côn Sơn – Kiếp Bạc
Chùa Côn Sơn mang giá trị lịch sử linh thiêng 
Chùa Côn Sơn mang giá trị lịch sử linh thiêng

Chùa Côn Sơn là nơi Quốc sư Huyền Quang tu hành và mất tại đây, vua nhà Trần đã cho xây dựng Đăng Minh bảo tháp chứa xá lị của Huyền Quang. Vào ngày mất của ông đền tổ chức ngày hội Xuân Côn Sơn để tưởng nhớ vị quốc sư này. 

Đến thời Lê Trung Hưng thời kỳ mà chùa Côn Sơn được trùng tu với quy mô hoành tráng nhất, ngôi đền được mở rộng với 83 gian với các công trình như: tam quan, tòa Cửu phẩm liên hoa với 385 tượng chư phật, tiền đường, tượng Quan Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay… 

Cho đến hiện tại, chùa Côn Sơn trải qua nhiều biến chuyển của lịch sử chỉ còn quy mô vừa phải, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. 

Giếng Ngọc chùa Côn Sơn

Là một địa điểm không thể nào bỏ lỡ khi đặt chân đến chùa Côn Sơn đó chính là giếng ngọc. Giếng chính là tụ mạch của nguồn nước chảy xuống từ đỉnh núi Kỳ Lân, mang một ý nghĩa rất tâm linh hàng trăm năm qua. Dù nằm ở sườn núi cao tầm 200m so với mực nước biển, nhưng giếng ngọc lại không bao giờ cạn nước.

Dòng nước ấy chảy bền bỉ suốt 700 năm qua, mang trọn vẹn linh khí của đất trời Hải Dương. Giếng ngọc còn là nơi được dùng để phục vụ cho du khách với mong muốn gột rửa những bụi trần, cầu bình an và sức khỏe đến cho mọi người. 

Nét đặc sắc về kiến trúc của chùa Côn Sơn Hải Dương 

Chùa Côn Sơn được xây dựng theo lối kiến trúc rất độc đáo với dạng hình chữ Công bao gồm 3 dãy nhà chính là nhà Tiền đường, nhà Thượng điện và nhà Thiên Hương. Xung quanh được lát gạch và bao phủ bởi những hàng cây cổ thụ lớn, cổng tam quan có hai tầng và tám mái cùng họa tiết hoa lá và mây cách điệu được chạm khắc tinh xảo.

Các tượng phật trong chùa đều mang nét kiến trúc thời nhà Lê Sơ. Tất cả các công trình được làm bằng gỗ lim và đá, cùng những mảng chạm khắc tinh xảo, thể hiện các đề tài như rồng phượng, hoa văn, và các điển tích lịch sử.

Chùa Côn Sơn tâm linh hữu tình
Chùa Côn Sơn tâm linh hữu tình

Khu vực bên ngoài sân chùa với các hàng cây cổ thụ có từ lâu đời, có cây lên đến 600 năm tuổi. Bên cạnh đó là các bia một với chữ viết “Thanh Hư Động”, là vết bút tích của vua Trần Duệ Tông còn sót lại khi ông về thăm Côn Sơn. Bia đá được đặt trên lưng con rùa được mài nhẵn bóng bởi bàn tay của các phật tử và du khách khi đến đây viếng thăm. 

Bia mộ “Thanh Hư Động” 
Bia mộ “Thanh Hư Động”

Phía sau ngôi chùa là pháp mộ Đăng Minh bảo pháp đặt tượng của Huyền Quang tôn giả một trong những người sáng lập nên thiền viện Trúc Lâm. Bảo pháp được vua Trần Minh Tông xây dựng để tưởng nhớ ngày mất của vị quốc sư này. 

Điểm nhấn kiến trúc của chùa Côn Sơn  là tượng Hưng Đạo Đại Vương được đặt trong Hậu cung, cao 1,8m, làm bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng. Ngoài ra còn có bia đá ghi chiến công của Hưng Đạo Đại Vương, Hạ điện đặt tượng Pháp Loa và Nguyễn Trãi, và Giếng Ngọc với nguồn nước thanh mát.

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những ngày lễ lớn ở Việt Nam, được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm tại khu di tích chùa Côn Sơn Chí Linh Hải Dương. 

Lễ hội gồm có các nghi lễ truyền thống sau đây: 

  • Lễ dâng hương: Lễ dâng hương được tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch, là nghi lễ đầu tiên của lễ hội, là một nghi lễ tâm linh của trong văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ dâng hương được thực hiện tại đền Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
  • Lễ khai ấn: Lễ khai ấn được tổ chức vào ngày 14 tháng 8 âm lịch, là nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội. Là nghi lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
  • Lễ rước kiệu: Lễ rước kiệu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Kiệu của Hưng Đạo Đại Vương và Nguyễn Trãi được rước từ đền Côn Sơn đến đền Kiếp Bạc.
  • Lễ tế: Lễ tế được tổ chức vào ngày 16 tháng 8 âm lịch, là nghi lễ tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Đại Vương và Nguyễn Trãi. 
  • Lễ giỗ: Lễ giỗ được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, là nghi lễ cuối cùng của lễ hội. Lễ giỗ được thực hiện tại đền Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn 
Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn

Bên cạnh đó, lễ cầu an và hội hoa đăng là một trong những nghi lễ đặc trưng ở lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc, nhằm tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc ở các triều đại. Điều này thể hiện tinh thần đạo lý nhân ái, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội Côn Sơn 
Lễ hội Côn Sơn

Kinh nghiệm cần lưu ý khi đến thăm Côn Sơn

Chùa Côn Sơn là địa điểm tâm linh và là di tích lịch sử được nhiều phật tử và du khách tìm về. Ghé qua Côn Sơn bạn nên lưu ý một số điều sau đây: 

  • Bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với không khí của ngôi chùa. Tránh ăn mặc quá hở hang, quần áo ngắn hay có những hình ảnh phản cảm
  • Khi đến chùa bạn nên mang theo ô, mũ che đầu hoặc quạt cầm tay. 
  • Lễ vật dâng hương thường là: hoa quả, hương hoa, tiền vàng…không nên dâng lễ vật mặn, có mùi tanh, hôi
  • Bạn nên lựa chọn các gian hàng uy tín trong khu vực đền khi chọn mua vật lễ, các vật phẩm để dâng hương. 
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên đền chùa nhé! 
  • Giữ thái độ tôn nghiêm không chen lấn, xô đẩy, có những hành vi thô bạo ảnh hưởng đến mọi người đi lễ

Chùa Côn Sơn ngôi chùa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và linh thiêng được nhiều phật tử và du khách thập phương lui về đông đảo. Đây là một địa chỉ dâng hương và du lịch tham quan lý tưởng. Hi vọng những điều mình chia sẻ trên đây giúp ích nhiều cho bạn trong chuyến đi lễ sắp tới nhé!

 

4.7/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *