Văn khấn đền Kiếp Bạc là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, bài văn thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước đồng thời cũng là lời thỉnh cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm. Khách tham quan tìm về đền Kiếp Bạc không chỉ để ngắm nhìn chiêm ngưỡng phong cảnh thanh bình nơi đây, cùng lắng nghe những câu chuyện lịch sử mà còn đến đây để thỉnh cầu, khấn bái cầu chúc may mắn sức khỏe cho gia đình và người thân. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Vài nét về đền Kiếp Bạc – Hải Dương

Đền Kiếp Bạc ở đâu? 

Đền Kiếp Bạc nằm ngay giữa hai thôn là thôn Vạn Kiếp và Dược Sơn tại xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền thờ phụng vị tướng Trần Quốc Tuấn , nơi đây là di tích lịch sử nổi tiếng, tâm linh được nhiều du khách thập phương tìm về. 

Khu vực này nhận được sự ưu ái của thiên nhiên, cỏ cây hoa lá tươi tối, ngôi đền là một thung lũng trù phú và được bao bọc bởi dãy núi Rồng, một phía là Lục Đầu Giang tạo nên một khí thế oai hùng rồng chầu, hổ phục. 

Di tích đền Kiếp Bạc Côn Sơn Hải Dương 
Di tích đền Kiếp Bạc Côn Sơn Hải Dương

Các nghi lể của đền được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Giêng Âm lịch và mùa thu được tổ chức từ 15 đến 20 tháng Tám Âm lịch hàng năm. Tại đây người dân chuẩn bị rất nhiều đồ lễ để dâng hương và các bài văn khấn đền Kiếp Bạc để cầu nguyện trước các ban thờ các vị anh hùng dân tộc.

Đền  Kiếp Bạc thờ ai? 

Trước khi dâng lễ và đọc văn khấn đền Kiếp Bạc Hải Dương  thì du khách, người dân nên tìm hiểu qua đôi chút nên cầu nguyện gì, ở ban thờ nào để sớm đạt được ý nguyện nhé. 

Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị danh tướng tài ba và là anh hùng dân tộc của Việt Nam. Là một người có công lao to lớn trong việc đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, bảo vệ giang sơn bờ cõi nước nhà. .

Ngoài ra, đền Kiếp Bạc còn thờ vợ của Trần Quốc Tuấn là Trần Thị Dung, hai con gái của ông là An Tư, Thiều Dung, và Phạm Ngũ Lão, một trong những vị tướng tài ba dưới trướng của Trần Quốc Tuấn như Yết Kiêu và Dã Tượng. 

Đền Kiếp Bạc là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng, đây không chỉ là nơi thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của người dân Việt Nam đối với những người có công với đất nước mà còn là nơi linh thiêng ban phát những điều may mắn và chốn tâm linh cho những người con hướng phật tìm về. 

Linh thiêng lễ ban ấn đền Kiếp Bạc

Lễ ban ấn đền Kiếp Bạc là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc, lễ được tổ chức vào đêm 14 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự dâng hương đọc văn khấn đền Kiếp Bạc để cầu mong bình an, may mắn và tài lộc. 

Hình ảnh người dân thành tâm cầu nguyện
Hình ảnh người dân thành tâm cầu nguyện

Lễ ban ấn xuất hiện từ thời nhà Trần nó gắn liền với truyền thuyết Đức Thánh Trần ban ấn cho các tướng sĩ trước khi ra trận. Và nghi lễ ban ấn đền Kiếp Bạc được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Trần và cầu mong quốc thái dân an nhà nhà hạnh phúc.

Lễ ban ấn đền Kiếp Bạc được tổ chức trang trọng, với nhiều nghi thức như: rước kiệu, tế lễ, dâng hương, hát chầu văn,…nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc Việt và bảo tồn phát huy di sản văn hóa Việt. 

Khi bạn đi xin ấn đền nhà Trần, thì cần phải nhớ rằng tùy thuộc vào tâm nguyện cầu và đọc văn khấn đền Kiếp Bạc của mình mà bạn sẽ xin ấn cho thích hợp. Để cầu công danh, sự thăng tiến trong công việc thì xin ấn Trần triều Hưng Đạo Vương chi ấn, hoặc là Quốc Pháp Đại Vương. Nếu cầu tài lộc, phú quý và cầu sinh quý tử thì xin dấu ấn của Vạn Dược Linh Phù. Cầu trừ tà diệt quỷ chữa bệnh,  chống giặc dã thì xin ấn của Phi Thiên Thần Kiếm Linh Phù.

Khi nhận được ấn kí, bạn nên  bảo quản nó thật tốt có thể treo trong tủ ấn trong nhà hoặc treo ở nơi làm việc để có thể đạt được ước nguyện nhanh nhất nhé!

Linh thiêng lễ ban ấn đền Kiếp Bạc
Linh thiêng lễ ban ấn đền Kiếp Bạc

Sắm gì khi đi lễ đền Kiếp Bạc

Ngôi đền  là một nơi thanh bình và u tịch, nên khi sắm lễ đi đền Kiếp Bạc và chuẩn bị các bài văn khấn đền Kiếp Bạc Hải Dương thì bạn phải lựa chọn thật kỹ các loại lễ chay như hương, hoa quả, oản,… tránh đưa các lễ vật mặn vì một số ban thờ cấm dâng lễ mặn. 

Và đi đến dâng lễ và đọc văn khấn đền Kiếp Bạc  có thể chuẩn bị tiền âm phủ và hương không nên đặt tiền thật hoặc vàng mã trước án hương của chính điện. Đây được xem như là hành vi đút lót thánh thần, lợi bất cập hại. Các loại tiền mặt bạn có thể quyên góp vào hộp công đức để mang nhiều phúc đức về sau lâu dài cho con cháu. 

Một số loài hoa bạn có thể lựa chọn khi dâng lễ và đọc văn khấn đền Kiếp Bạc như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc… những loài hoa thanh tao, tránh dùng những loại hoa có màu sắc sặc sỡ hay hoa dại… 

Văn khấn đền Kiếp Bạc Hải Dương 

Văn khấn Đức Thánh Trần đền Kiếp Bạc

Một trong những bài văn khấn đền Kiếp Bạc được nhiều người dân sử dụng, văn khấn Đức Thánh Trần rất linh thiêng cầu chúc sức khỏe tài lộc, bình an may mắn cho bản thân, gia đình và đất nước. 

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Muôn ngàn Kính lễ:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần

Muôn ngàn Kính lễ:

Công Đồng Tứ phủ Trần Triều

Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

Gia phong Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan, binh sĩ.

Hôm nay là ngày ….tháng…. năm….., chúng con là

Cùng hành hương về Kiếp Bạc Linh Từ, tưởng nhớ công ơn của Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ cùng các vị tiền nhân đất Việt.

Nhớ khi xưa: Đức Hưng Đạo Đại Vương thống lĩnh toàn quân, ba lần đánh giặc ngoại xâm, quét sạch bóng thù, giữ yên bờ cõi. Chẳng những bảo toàn được non sông gấm vóc nghìn năm mà còn khiến cho lân bang khiếp sợ. Chẳng những dân tộc ta có thêm thời kỳ dài dựng xây kiến thiết, mà lịch sử cũng tô thêm những mốc son chói lọi tự hào. Ngài thác đi, lại nguyện chiêu nạp hương linh binh sĩ hộ quốc an dân.

Công đức của Ngài như trời cao biển lớn, không những được hậu sinh mãi mãi phụng thờ mà tên tuổi của Ngài cũng được năm châu ghi nhận.

Chúng con sinh nơi trần thế, tuệ cạn chướng sâu, nghiệp dày phúc mỏng, được sinh sống, công việc như ngày hôm nay là nhờ ơn trên che chở, là nhờ đức hi sinh của các thế hệ tiền nhân. Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể cả sông sâu, ai người đi đâu về đâu, giỗ Cha tháng Tám công đầu đại vương.

Chính vì vậy, hôm nay chúng con về đây, tại Linh Từ Kiếp Bạc, dâng hoa tươi quả tốt, chén nước cơi trầu, kim ngân, chay mặn, lễ bạc lòng thành, kính lên trước án, cúi xin Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Công Chúa, Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Điện Hạ, cùng Bá quan văn võ, binh tướng hiển linh, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Quyền Mẫu phép Cha, xin Đức Mẫu, Đức Cha cùng bá quan văn võ, binh lính, ngày ngày hộ quốc an dân, giúp cho mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhà nhà hưng thịnh, để cho ai ai cũng đơn ban ơn mưa móc, vui vẻ cát tường, công thành danh toại.

Đặng mong cho bản thân, gia đình và người khác được an lạc về tinh thần, yên ổn về thân thể, sáng suốt về trí tuệ, phát triển về kinh tế, thành đạt về công danh, không những được tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe cát tường, tìm cát tránh hung, mà còn được vượng phát nhân đinh tài lộc.

Nhân dịp hành hương về Linh Từ Kiếp Bạc, chúng con thành tâm đảnh lễ, chí thiết chí thành, cúi xin trời đất linh thiêng, Linh Từ Quốc Mẫu, Hưng Đạo Đạo Vương Điện Hạ cùng Gia phong Nhân Vũ, Bá quan văn võ, anh hùng liệt sĩ, binh lính các thời chứng cho tấc dạ.

Thành tâm cẩn tấu!

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Văn khấn đền Kiếp Bạc 
Văn khấn đền Kiếp Bạc

Văn khấn thỉnh Ban Trần Triều

Văn khấn Trần Triều là một trong những văn khấn đền Kiếp Bạc thịnh hành và rất tâm linh nhằm cầu chúc sức khỏe, học tập, tài lộc, quốc thái dân an. mưa thuận gió hòa, con cháu hiếu thảo, Đây được xem là một văn khấn lưu giữ được những nét đẹp của tín ngưỡng văn hóa dân tộc Việt

Con nam mô A di đà phật

Con nam mô A di đà phật

Con nam mô A di đà phật

Con kính lạy Tam phủ Công Đồng Trần Triều

Con kính lạy Thánh phụ An Sinh Đại Vương Trần Quốc Liễu, Thánh mẫu Thiện Đạo quốc mẫu Ngọc bệ hạ.

Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công Chúa,

Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Tiết Chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính. Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ bá trị hiện linh trác vỹ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

 Con kính lạy tứ vị Thánh tử , Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uất.

Con kính lạy cung thỉnh Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đệ Nhất Quyên thanh Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu, Đệ nhị Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa

 Con kính lạy Đức ông phạm điện súy Nguyên Soái tôn thần,

Con kính lạy cô bé cửa suốt cậu Bé biển đông, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Dã Tượng Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô tướng quân. Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con ………. Ngụ tại Việt Nam Quốc………..

Ông Hương tử chúng con sắm sửa lễ bạc tâm thành xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn thể bách gia trăm họ con dân nước Việt được mưa thuận gió Hoà Dân An quốc thái núi liền núi sông liền sông, Biển đảo quê hương bốn phương yên bình, đồng gia quyến được luôn mạnh khoẻ.

Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng minh công đức.

Xem chi tiết văn khấn đền Kiếp Bạc tại kênh Youtube sau: Văn khấn thỉnh Ban Trần Triều  

Văn khấn đền Kiếp Bạc cầu tài lộc, bình an 
Văn khấn đền Kiếp Bạc cầu tài lộc, bình an

Những lưu ý khi đi lễ đền Kiếp Bạc

Thời gian đi lễ đền Kiếp Bạc 

Thời gian đẹp nhất để đi dâng lễ và đọc văn khấn đền Kiếp Bạc là vào mùa Xuân, sau dịp Tết Nguyên Đán. Lúc này thì tiết trời se se lạnh, không quá rét, không khí trong lành, thanh tịnh rất thích hợp để đi lễ cầu bình an may mắn cho năm mới.

Đây là thời điểm hội tụ đông đảo người tham gia lễ chùa theo như phong tục của người Việt là đi lễ đầu năm nên đền Kiếp Bạc đón hàng trăm nghìn người ghé thăm mỗi dịp này. 

Ngoài ra bạn có thể đi vào tháng 8 âm lịch, đây là thời gian sẽ diễn ra lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc lớn và nổi tiếng nhằm tái hiện lại hào khí Đông A hào hùng của dân tộc Việt Nam cùng nhiều phần thi hội đặc sắc mà bạn không thể bỏ lỡ khi tới đây như: kéo co, cờ tướng, đấu vật, hát chầu văn,…Hãy lựa chọn thời gian đi lễ chùa dâng hương và đọc văn khấn đền Kiếp Bạc thích hợp để có chuyến đi vui vẻ và trọn vẹn nhất. 

Người dân nô nức sắm sửa đi lễ đền Kiếp Bạc 
Người dân nô nức sắm sửa đi lễ đền Kiếp Bạc

Lựa chọn trang phục phù hợp khi đọc văn khấn đền Kiếp Bạc 

Đây là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng, nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc cùng các danh tướng tài ba của Việt Nam. Do đó, khi đến đây để đọc văn khấn đền Kiếp Bạc, bạn cần lựa chọn trang phục phù hợp nhằm thể hiện lòng thành kính, tôn trọng của mình. 

Bạn có thể lựa chọn trang phục lịch sự, trang nhã. Những bộ quần áo có màu sắc trung tính như đen, trắng, nâu, xám, tránh mặc những bộ quần áo quá lòe loẹt, hở hang hoặc có họa tiết sặc sỡ và có chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.

Và lưu ý không nên chọn những bộ quần áo quá ngắn, hở hang gây phản cảm đến không gian chùa chiền và người tham gia lễ đền Kiếp Bạc. Không đùa nghịch chạy nhảy gây mất trật tự. Là một người tham gia lễ hội văn minh thì cần giữ gìn vệ sinh chung và vứt rác đúng nơi quy định nhé!

Các lễ hội lớn tại đền Kiếp Bạc 
Các lễ hội lớn tại đền Kiếp Bạc

Trên đây là bài viết về văn khấn đền Kiếp Bạc cùng những thông tin liên quan khi tham quan ngôi đền Côn Sơn – Kiếp Bạc này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu dụng nhất và chúc bạn có chuyến đi lễ chùa thật trọn vẹn. 

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *