Tọa lạc tại xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Văn miếu Mao Điền  là một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018. Nơi đây được mệnh danh là “Quốc Tử Giám thu nhỏ” của vùng đất Đông Bắc, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo của nhân dân Hải Dương. Hãy cùng Top Hải Dương AZ khám phá Văn miếu Mao Điền Hải Dương

Giới thiệu về Văn miếu Mao Điền Hải Dương

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Mao Điền, nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nơi đây là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo của nhân dân Hải Dương. 

Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội. Văn miếu Mao Điền nằm ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương 15km về phía tây.

Văn miếu Mao Điền có quy mô lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác. 

Khởi dựng vào thời Lê Sơ (thế kỷ XV) với tên gọi ban đầu là Văn miếu trấn Hải Dương. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương và lấy tên địa phương đặt tên cho di tích gọi là Văn miếu Mao Điền. Trở thành trung tâm giáo dục lớn thứ hai miền Bắc sau Quốc Tử Giám Hà Nội, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Giới thiệu về Văn miếu Mao Điền Hải Dương
Giới thiệu về Văn miếu Mao Điền Hải Dương

Lịch sử hình thành của Văn miếu Mao Điền

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nhi sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học trong đó có trường thi hương Mao Điền. 

Đến khoảng năm 1740, sau khi dời trấn lỵ của Hải Dương từ Dinh Lệ (ở Mặc Động – Chí Linh) về Dinh Dậu (Mao Điền) thì cho lập Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An), (nay thuộc xã Vĩnh Tuy huyện Bình Giang). Đây là văn miếu hàng tỉnh được xây dựng sớm nhất ở miền Bắc.

Năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi tạo ra hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước. 

Năm 1807, dưới triều Nguyễn, trường thi Hương Hải Dương gần như chấm dứt vai trò sau kì thi Hương ở Hải Dương cuối cùng được tổ chức. Tuy nhiên, Văn Miếu Mao Điền thì tiếp tục duy trì vai trò của mình cho đến khi triều Nguyễn cáo chung vào ngày 30 tháng 8 năm 1945.

Lịch sử hình thành của Văn miếu Mao Điền
Lịch sử hình thành của Văn miếu Mao Điền

Năm 1948 thực dân Pháp đánh chiếm Mao Điền, biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế.

Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu. Từ năm 2002 đến 2004, dưới thời Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Kim Ngân, được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.

Năm 2010, thực hiện chủ trương “xã hội hóa”, Ban quản lý di tích đã tiếp nhận công đức khắc dựng 01 tấm bia Tiến sĩ Nho học Hải Dương của tập thể CBVC Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Số bia còn lại được lắp dựng hoàn thiện trong năm 2016. Ngày 12 tháng 3 năm 2017, Khánh thành 14 bia ghi tên 637 Tiến sĩ Nho học của Hải Dương thời phong kiến.

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Mao Điền, nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Mao Điền, nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Kiến trúc của Văn miếu Mao Điền 

Các hạng mục trong văn miếu chủ yếu được dựng bằng gỗ, trên mặt có chạm khắc hoa văn thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân xưa. Năm 1992, văn miếu Mao Điền được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến tháng 12-2018, văn miếu được xếp hạng di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt.

Bước qua cánh cổng tam quan đồ sộ của văn miếu là không gian kiến trúc hài hòa, đẹp mắt. Điểm nhấn của không gian là cây gạo cổ thụ hơn 200 năm tuổi. Cây gạo được trồng vào năm Cảnh Thìn thứ 9 (1801) nhằm ghi lại dấu ấn sáp nhập giữa văn miếu và trường thi Hương, dấu ấn của sự tái thiết chế.

Kiến trúc của Văn miếu Mao Điền 
Kiến trúc của Văn miếu Mao Điền

Ở gian hậu cung, ban chính giữa thờ Khổng Tử, bên trái thờ Nhan Hồi, Tử Tư, bên phải thờ Mạnh Tử và Tăng Tử, vốn là bốn học trò thân tín nhất của Khổng Tử. Văn miếu còn có ban thờ các vị danh nhân như Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, anh hùng dân tộc – danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Đồng thời nơi đây còn có ban thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ; Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh; Thần toán Việt Nam Vũ Hữu; Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh. Trong đó ban thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ rất đặc biệt bởi xưa kia việc học với nữ giới là cấm kỵ.

Bà đã cắt tóc giả trai mặc quần áo nâu sồng để được đi học và đi thi. Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ đầu tiên có học vị tiến sĩ trong thời kỳ phong kiến Việt Nam. Bà cũng là người mở ra bình quyền cho nữ giới, giúp phụ nữ được tiếp cận với giáo dục như ngày hôm nay.

Ngoài ra đến Văn miếu Mao Điền du khách còn được chiêm ngưỡng các cổ vật có giá trị.
Ngoài ra đến Văn miếu Mao Điền du khách còn được chiêm ngưỡng các cổ vật có giá trị.

Ngoài ra đến Văn miếu Mao Điền du khách còn được chiêm ngưỡng các cổ vật có giá trị. Đó là 3 tấm bia đá cổ ghi lại những lần trùng tu, tôn tạo di tích. Đặc biệt hơn là chiếc khánh đá được chế tác từ đầu thế kỷ 19. Không gian Văn miếu còn được tận dụng để tái hiện lại trường thi Hương ngày xưa với những lều chõng để các sĩ tử làm bài thi. 

Nhìn tổng thể văn miếu như một ngôi trường cổ xưa, luôn mang nét truyền thống khoa bảng, hiếu học đẹp đẽ của người dân nơi đây. Du khách khi đến đây sẽ thấy được vị trí, tầm quan trọng và giá trị lịch sử của Văn miếu Mao Điền, đặc biệt là vai trò giúp các thế hệ hôm nay không ngừng học hỏi, nuôi dưỡng tài đức để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. 

Nơi đây là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018
Nơi đây là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018

Đi thăm Văn miếu Mao Điền vào thời gian nào

Vào mùa xuân (tháng 2 – tháng 4) là một trong những khoảng thời gian đẹp để ghé thăm, chiêm ngưỡng Văn miếu Mao Điền Hải Dương. Vào thời gian này khá ấm áp, dễ chịu, thích hợp cho các hoạt động tham quan ngoài trời. Cây cối, cảnh vật đâm chồi nảy lộc, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Vào tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo du khách tham gia.

Di du lịch Văn miếu Mao Điền Hải Dương vào tháng 8 đến tháng 10, thời tiết khá mát mẻ và ôn hòa, không có cái nắng gắt như tháng 6, tháng 7, thích hợp cho các hoạt động tham quan, du lịch. Cảnh trời trong xanh, cây cối bắt đầu thay áo mới, thích hợp cho các bạn chụp ảnh, check in sống ảo và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. 

Đi thăm Văn miếu Mao Điền vào thời gian nào
Đi thăm Văn miếu Mao Điền vào thời gian nào

Văn miếu Mao Điền – di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của tỉnh Hải Dương – đã tiễn chân du khách sau những giờ phút khám phá, tìm hiểu đầy lý thú. Nơi đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Hãy đến đây để trải nghiệm cùng mình nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *