Thanh Hà Hải Dương là một trong những vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời và nền văn hóa đặc trưng của dân tộc. Bên cạnh đó, đây còn được xem là nơi có nền kinh tế phát triển toàn diện đem lại đời sống ổn định cho người dân nơi đây. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về huyện Thanh Hà Hải Dương

Thanh Hà là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Huyện nổi tiếng với đặc sản vải thiều với thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Huyện Thanh Hà Hải Dương có diện tích tự nhiên là 140,70 km², dân số năm 2018 là 136.858 người, mật độ dân số đạt 973 người/km².

Huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc.

  • Khu Hà Nam bao gồm 6 xã: Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê và thị trấn Thanh Hà
  • Khu Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang]], Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc
  • Khu Hà Đông bao gồm 4 xã: Vĩnh Lập, Thanh Hồng, Thanh Cường, Thanh Quang
  • Khu Hà Tây bao gồm 3 xã: An Phượng, Thanh Hải, Tân An.
Giới thiệu về huyện Thanh Hà Hải Dương
Giới thiệu về huyện Thanh Hà Hải Dương

Địa lý và địa hình huyện Thanh Hà Hải Dương

Vị trí địa lý huyện Thanh Hà

Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 19 km về phía đông nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 92 km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 36 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía bắc giáp huyện Kim Thành
  • Phía tây giáp thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ
  • Phía đông nam giáp huyện An Lão, phía nam giáp huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Địa lý và địa hình huyện Thanh Hà Hải Dương
Địa lý và địa hình huyện Thanh Hà Hải Dương

Đặc điểm địa hình huyện Thanh Hà Hải Dương

Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m. Khí hậu ở Thanh Hà Hải Dương mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nên Thanh Hà có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và quân sự của tỉnh Hải Dương.

Thanh Hà Hải Dương được bao quanh bởi có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến giao thông  đường thủy rất quan trọng với thành phố Hải Dương các tuyến bạn như Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dương với hải cảng Hải Phòng, Quảng Ninh.

Đặc điểm địa hình huyện Thanh Hà Hải Dương
Đặc điểm địa hình huyện Thanh Hà Hải Dương

Ngoài các con sông lớn bao quanh, trong địa phận Thanh Hà còn có sông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Úc, tách khu vực Hà Đông (gồm 4 xã) như một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn; sông Hương (đầu công nguyên gọi là sông Cam Giang) chi lưu của sông Thái Bình vào Thanh Hà từ đầu phía Tây Bắc (hiện nay đã bị lấp) xuyên dọc giữa huyện nhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân.

Từ các con sông lớn, có các sông, ngòi nhỏ chạy len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện, tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu nước cho đồng ruộng và là hệ thống giao thông thủy quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các vùng, giữa Thanh Hà với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước. Đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao.

Tình hình đời sống xã hội huyện Thanh Hà Hải Dương

Toàn huyện có 3 nguồn cấp điện cho huyện từ 3 trạm 110 kV. Toàn huyện có 64 trạm biến áp với 70 máy biến áp, tổng dung lượng 20.740 KVA. 100% xã có điện sinh hoạt với trên 99% hộ sử dụng điện sinh hoạt. Hơn 90% hộ nông dân toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh như: xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Thanh An, Trường Thành, Thanh Hồng, Thanh Bính được dùng nước máy (nước phông tên). 

Rất nhiều hộ chưa được dùng nước hợp vệ sinh. Đặc biệt là Thị trấn Thanh Hà Hải Dương, hiện nay, nhu cầu dùng nước sạch của Thị trấn Thanh Hà rất cấp thiết mà số hộ được dùng nước sạch thì rất ít, những hộ dân còn lại đa phần phải mua nước sạch chở từ nơi khác về để sử dụng với số tiền rất đắt so với thu nhập của người dân(35,000/1m3). Vì vậy, đề nghị UBND huyện Thanh Hà xem xét xây dựng gấp Nhà máy nước để phục vụ cho đời sống của nhân dân Thị trấn.

Tình hình đời sống xã hội huyện Thanh Hà Hải Dương
Tình hình đời sống xã hội huyện Thanh Hà Hải Dương

Toàn huyện có 52km đường nhựa, trong đó đường tỉnh quản lý 23,6 km (100%), đường huyện đạt 70%, 441 km đường đá cấp phối, 89 km đường bê tông, 42 km đường lát gạch. Các tuyến đường chính trong huyện đã được nhựa hoá, phong trào “Bê tông hoá đường giao thông nông thôn” phát triển mạnh.

Đặc biệt Thanh Hà Hải Dương có hơn 72 km đê trung ương và đê địa phương bao quanh các con sông, điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua. Về viễn thông: Hệ thống đài truyền thanh, thông tin liên lạc từ huyện đến xã được củng cố, nâng cấp và phát huy tác dụng. Đến nay toàn huyện có 3.482 máy điện thoại, bình quân 2,15 máy/100 dân, xây dựng 13 điểm bưu điện văn hoá xã.

Hành chính huyện Thanh Hà Hải Dương

Huyện Thanh Hà có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Hà (huyện lỵ) và 19 xã: An Phượng, Cẩm Chế, Hồng Lạc, Liên Mạc, Tân An, Tân Việt, Thanh An, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Quang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Việt Hồng, Vĩnh Lập.

Hành chính huyện Thanh Hà Hải Dương
Hành chính huyện Thanh Hà Hải Dương

Lịch sử hình thành huyện Thanh Hà Hải Dương

Mảnh đất Thanh Hà có lịch sử phát triển lâu đời. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ thì xa xưa nơi đây là biển cả mênh mông, trải qua hàng vạn năm – được phù sa sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bồi đắp đã thành đồng bãi phù sa châu thổ. 

Những cư dân Thanh Hà đầu tiên đã đến đây khai phá vùng đầm lầy, bãi lau, bờ sú thành đồng ruộng tốt tươi. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước cùng dân tộc, nhân dân lao động và đã tạo dựng lên mảnh đất giàu đẹp như ngày nay và trở thành niềm tự hào của người Thanh Hà.

Huyện Thanh Hà từ thời Trần trở về trước là đất Bàng Hà; thời thuộc Minh là huyện Bình Hà trong châu Nam Sách, phủ Lạng Giang. Đầu thời Hậu Lê là huyện Bình Hà phủ Nam Sách; đến thời Lê Thánh Tông chia làm hai huyện Bình Hà và Tân Minh (nay là huyện Tiên Lãng). 

Lịch sử hình thành huyện Thanh Hà Hải Dương
Lịch sử hình thành huyện Thanh Hà Hải Dương

Huyện Bình Hà mới giữ tên gọi này đến thời nhà Mạc. Khoảng đời Mạc Phúc Nguyên (1547-1561) vì kiêng húy Mạc Bình, ông nội Mạc Đăng Dung, nên đổi thành Thanh Hà. Tên gọi Thanh Hà giữ nguyên từ đó tới nay (trừ giai đoạn sáp nhập với huyện Nam Sách để thành huyện Nam Thanh).

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[1]. Theo đó:

  • Chuyển hai xã Quyết Thắng và Tiền Tiến về thành phố Hải Dương quản lý
  • Sáp nhập hai xã An Lương và xã Phượng Hoàng thành xã An Phượng
  • Sáp nhập ba xã Hợp Đức, Trường Thành và Thanh Bính thành xã Thanh Quang.
  • Sau khi sắp xếp và điều chỉnh địa giới, huyện Thanh Hà có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.
Thanh Hà không chỉ là một địa danh du lịch mà còn là một vùng đất giàu truyền thống, văn hóa
Thanh Hà không chỉ là một địa danh du lịch mà còn là một vùng đất giàu truyền thống, văn hóa

Thanh Hà không chỉ là một địa danh du lịch mà còn là một vùng đất giàu truyền thống, văn hóa. Với sự quan tâm đầu tư của chính quyền và sự nỗ lực của người dân, Thanh Hà sẽ ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *