Lễ hội đền Kiếp Bạc từ lâu đời là một sự kiện văn hóa quan trọng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngôi đền thu hút sự đông đảo của du khách thập phương tìm về để dâng lễ cũng như tham gia vào lễ hội này. Cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu lễ hội đền Kiếp Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc 

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc ở đâu? 

Lễ hội đền Kiếp Bạc được tổ chức tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Kiếp Bạc nằm trên một ngọn đồi nhỏ bên bờ sông Sặt, được xây dựng vào thế kỉ XIII để thờ cúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi đền này đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và tồn tại phát triển đến ngày hôm nay dưới sự bảo vệ giữ gìn của những người con Hải Dương. 

Khu vực đền Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu Giang, nơi hội tụ của sáu con sông lớn, người ta thường bảo rằng theo như thuyết phong thủy nơi đây chính là nơi hội tụ khí để dựng xây cơ nghiệp. 

Đền Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương
Đền Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương

Trên hành trình tham quan ngôi đền và tham dự lễ hội đền Kiếp Bạc Hải Dương sẽ là chuyến hành trình tìm về với cội nguồn vô cùng quý giá, ý nghĩa. Đến nơi đây bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh tịnh bình yên của ngôi chùa hàng ngàn năm lịch sử, lắng nghe những câu chuyện lịch sử hùng hồn của các vị anh hùng dân tộc một thời chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Song song với đó là hòa vào không khí cùng dòng người theo nhịp trống rộn ràng của lễ hội đền Kiếp Bạc hoành tráng và sôi động của nơi đây.

Hướng dẫn đường đi đến lễ hội Kiếp Bạc 

Di chuyển đến lễ hội đền Kiếp Bạc Chí Linh Hải Dương nếu bạn xuất phát trừ trung tâm của thủ đô Hà Nội bạn cũng mất khoảng tầm 70km theo phương tiện tự lái như xe máy, ô tô rất được giới trẻ lựa chọn. Để di chuyển theo phương tiện này bạn sẽ mất khoảng hơn 2 giờ và đi theo hướng quốc lộ 1A đến thành phố Bắc Ninh rồi từ đây bạn có thể đi theo hướng dẫn của Google Maps để tới đền Kiếp Bạc Hải Dương.

Vững tay lái tiến về lễ hội đền Kiếp Bạc - Hải Dương 
Vững tay lái tiến về lễ hội đền Kiếp Bạc – Hải Dương

Hoặc nếu bạn còn chưa tự tin về tay lái của mình và muốn đảm bảo an toàn hơn thì phương tiện xe khách là một sự lựa chọn đúng đắn phù hợp. Bạn có thể mua vé xe tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát… rồi xuống xe tại ngã ba sao đỏ, Chí Linh cách lễ hội đền Kiếp Bạc tầm 5km. Tại đây, có thể bắt thêm xe ôm hay taxi là bạn có thể đến nơi rồi. 

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc diễn ra vào ngày nào? 

Lễ hội đền Kiếp Bạc Hải Dương được tổ chức chia làm hai mùa trong năm là mùa xuân và lễ hội mùa thu, được đông đảo từ chính quyền đến địa phương cùng du khách quan tâm và tham dự đông đảo. Lễ hội đền Kiếp Bạc mỗi năm đều có những nét đẹp riêng và những nghi thức dâng lễ không thể thiếu. Bên cạnh phần lễ thì phần thi hội cũng không kéo cạnh với nhiều trò chơi và phần thi hết sức đặc sắc.

Lễ hội mùa xuân đền Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 20 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Lề hội thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng tài ba của Việt Nam.

Lễ hội đền Kiếp Bạc - Hải Dương
Lễ hội đền Kiếp Bạc – Hải Dương

Lễ hội đền Kiếp Bạc vào Thu được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Tám Âm lịch hàng năm tại xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây là một lễ hội lớn mang nhiều dấu ấn riêng cho nét đẹp văn hóa người Việt. 

Lễ hội đền Kiếp Bạc có gì? 

Lễ hội đền Kiếp Bạc – nơi tìm về của những người con đất Việt 

Lễ hội đền Kiếp Bạc – Côn Sơn không chỉ riêng Hải Dương mà nó đã trở thành lễ hội chung của cá nước, nơi tìm về của những người con đất Việt. Lễ hội mùa thu còn được xem là “Tháng Tám giỗ cha” đây là ngày giỗ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội đền Kiếp Bạc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhằm tôn vinh nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. 

Đền Kiếp Bạc là nơi thờ vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo cùng toàn thể gia quyến của ông. Ngôi đền được xây dựng từ nền tư dinh của ông vào thế kỉ XIII. Từ đó đến nay ngôi đền linh thiêng này tiếp tục được xây dựng bồi đắp để xứng tầm với công đức của các bậc hiền nhân.

Mặt trước của Tam quan với hàng chữ lớn “ Giữ thiên vô cực” được dịch ra là “Sự nghiệp sống mãi với đất trời”, hai bên cột là hai hàng câu đối thể hiện được ý chí của người cầm quân bảo vệ non sông bờ cõi nước nhà “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí – Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”.

Người dân nô nức tham gia thi Hội tại lễ hội đền Kiếp Bạc Hải Dương
Người dân nô nức tham gia thi Hội tại lễ hội đền Kiếp Bạc Hải Dương

Theo lời của Phó Trưởng Ban Lê Duy Mạnh quản lý khu di tích đền Côn Sơn Kiếp Bạc cho rằng nơi đây non nước trùng điệp, sông núi bao la, hiểm yếu lại vừa hữu tình thích hợp để tổ chức các lễ hội như trẩy hội bằng thuyền cùng nhiều hội thi khác như thi gói bánh chưng, liên hoan pháo đất…. Nơi đây mang dáng vẻ thanh bình, u tịch của chốn thiền lâm, thích hợp cho những con người từng trải sóng gió, xô bồ của xã hội tìm về để tu dưỡng tâm hồn, lấy lại sự cân bằng của cuộc sống. 

Lễ hội đền Kiếp Bạc mùa xuân 

Lễ hội đền Kiếp Bạc vào xuân được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 20 tháng Giêng Âm lịch hàng năm với nhiều nghi lễ và hội thi đặc sắc thu hút đông đảo người dân tham gia. Lễ hội là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc, đồng thời trình bày các bài văn khấn đền Kiếp Bạc cũng là để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình êm ấm 

Cáo yết là một nghi lễ nằm trong lễ hội đền Kiếp Bạc không thể thiếu hàng năm. Ngoài việc kính cáo Đức Thánh và các vị thần linh để xin phép mở hội, đây còn là dịp để người dân làm lễ tế cầu phúc theo thể lệ truyền thông từ trước đến nay. Đây là nghi lễ mở đầu cho chương trình lễ hội đền Kiếp Bạc mùa xuân. Tại nghi lễ này diễn ra các nội dung lễ dâng hương, lễ cúng Hội đồng Trần Triều và lễ tế của làng Vạn Yên, Dược Sơn, Bắc Đẩu. 

Đội tế lễ thể hiện các nghi thức truyền thống
Đội tế lễ thể hiện các nghi thức truyền thống

Tiếp theo là lễ tế kỳ phúc là một trong những nghi lễ quan trọng và linh thiêng của lễ hội đền Kiếp Bạc với các hoạt động văn hóa tâm linh đậm nét văn hóa của người dân đất Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương. Mục đích chính của buổi lễ này chính là để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ăn nên làm ra, sản xuất phát triển, gia đình đầm ấm.

Tiếp đến là một loạt các nghi lễ đặc sắc, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa như: rước nước, tế trên núi Ngũ Nhạc, tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, giỗ Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, Mông Sơn thí thực…Qua đây, lễ hội còn hướng đến những thế hệ trẻ tuổi nhằm tuyên truyền, giáo dục gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống bao đời nay của Hải Dương.  

Lễ hội đền Kiếp Bạc cũng diễn ra nhiều phần thi hội đặc sắc không kém cạnh phần nghi lễ. Mở đầu là phần thi gói bánh chưng, giã bánh dày. Tiếp theo sau đó là các phần thi như liên hoan pháo đất, đấu vật, kéo co, cờ tướng, hát chầu văn, tuần lễ Văn hóa ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại. Các du khách tham gia thi đấu cờ tướng, tổ tôm để tạo không khí vui tươi, náo nhiệt cho lễ hội.

Lễ hội đền Kiếp Bạc vào thu 

Nằm trong 133 di tích xếp hạng quốc gia thì khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc Hải Dương được xem là trung tâm văn hóa lớn, hội tụ và kết tinh giá trị văn hóa, lịch sử xứ Đông xưa. Chính tại nợi đây đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước từng sinh ra những bậc hiền tài, lập nên những sự nghiệp lớn. Vì vậy mà hàng năm vào mùa xuân và mùa thu, lề hội đền Kiếp Bạc – Côn Sơn lại trở thành đời sống tinh thần không thể thiếu của cộng đồng dân tộc hướng về cội nguồn. 

Lễ hội mùa thu diễn ra vào ngày 15 đến ngày 20 tháng Tám Âm lịch, đây là tháng mất của tướng sĩ Hưng Đạo Vương và là ngày lễ thờ Mẫu Liễu Hạnh, vì thế lễ được xem là “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. 

Lễ hội được mở đầu bằng Lễ dâng hương và tế Cáo yết vào ngày 5/9 (tức 10/8 âm lịch), kết thúc với Lễ rước bộ, Lễ tế và giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra tập trung từ ngày 10 đến ngày 15/9 (tức 15 đến 20/8 âm lịch).

Lễ hội xoay quanh các nghi lễ như là lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo, các lễ tế đền thờ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, liên hoan diễn xướng hầu thánh cùng lễ Cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu. 

 Lễ hội đền Kiếp Bạc, theo khuôn khổ Ban tổ chức sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật múa rối nước tại hồ Kiếp Bạc; các hoạt động văn nghệ, thể thao tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

Lễ hội mùa thu tại đền Kiếp Bạc Hải Dương 
Lễ hội mùa thu tại đền Kiếp Bạc Hải Dương

Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc, màn hội quân thể hiện được khí thế sục sôi của Hào khí Đông A xưa, nhân dân và du khách thập phương sẽ được sống trong không khí lễ hội với cờ xí rợp trời và thuyền bè từ các nơi tụ về nhằm tái hiện lại  khí thế sục sôi của quân và dân triều Trần năm xưa đánh bay lũ giặc cướp nước Nguyên Mông, giữ vững bờ cõi nước nhà. 

Hình ảnh người dân tham gia lễ hội đền Kiếp Bạc 
Hình ảnh người dân tham gia lễ hội đền Kiếp Bạc
Lễ hội bên sông Lục Đầu Giang 
Lễ hội bên sông Lục Đầu Giang

Lễ hội đền Kiếp Bạc khai xuân 2024 

Lễ hội đền Kiếp Bạc – Côn Sơn Hải Dương năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị nổi bật của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn – Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Và nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới. 

Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam thế chùa Côn Sơn là Bảo vật quốc gia cho tỉnh Hải Dương

Lễ hội đền Kiếp Bạc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 20 tháng Giêng Âm lịch, tức từ ngày 23 tháng 2 đến 3 tháng 3 năm 2024. Lễ hội năm nay có nhiều hoạt động đặc sắc và thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự. 

Lễ hội mùa xuân Kiếp Bạc năm 2024 vẫn duy trì được các nghi lễ quan trọng như: Lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ và Mông Sơn thí thực… Phần hội có hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy; liên hoan pháo đất, vật cổ truyền, cờ tướng, hát chầu văn, cùng nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc khác.

Lễ hội đền Kiếp Bạc 2024 với sự tham gia của đông đảo du khách và nhân dân địa phương 
Lễ hội đền Kiếp Bạc 2024 với sự tham gia của đông đảo du khách và nhân dân địa phương

Ngoài ra năm nay, trong thời gian lễ hội, tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức Tuần Văn hóa, ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại cùng  nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn như việc  tổ chức Giải việt dã “Hành trình kết nối Di sản”. Qua các hoạt động này góp phần quan trọng  làm phong phú thêm sức cuốn hút của lễ hội và quảng bá hình ảnh cũng như những sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của  tỉnh Hải Dương tới bạn bè trong nước và quốc tế. 

Bài viết trên đây là một số thông tin chi tiết về lễ hội đền Kiếp Bạc, ngôi đền với bề dày lịch sử, linh thiêng cùng những lễ hội mang đậm nét văn hóa Việt xưa. Hãy để tophaiduongaz cùng bạn tìm hiểu về những điều thú vị của lễ hội đền Kiếp Bạc cũng như nét đẹp văn hóa tỉnh Hải Dương nhé! 

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *