Kinh Môn là một thị xã thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam, nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 33km về phía đông bắc. Nơi đây được biết đến với bề dày lịch sử lâu đời, văn hóa truyền thống độc đáo và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu về Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Thông tin về Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Kinh Môn là một thị xã nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Thị xã Kinh Môn thuộc vùng bán sơn địa, một dãy núi đất trong cánh cung Đông Triều làm xương sống của thị xã. Về núi non, Kinh Môn có cảnh trí tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Môn còn có những núi đá xanh rải rác, các dòng sông bao bọc và những cánh đồng rộng lớn.

Thông tin liên hệ:

Kinh Môn là một thị xã nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Kinh Môn là một thị xã nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, Việt Nam

Dân số:

  • Theo số liệu thống kê năm 2020, dân số của Kinh Môn là 113.900 người.
  • Mật độ dân số đạt 841 người/km².

Diện tích:

  • Kinh Môn có diện tích 165,33 km².

Phân bố dân số:

  • Dân số Kinh Môn được phân bố tương đối đều trên các phường, xã.
  • Phường có dân số đông nhất là Tân Dân với hơn 12.000 người.
  • Xã có dân số đông nhất là Bạch Đằng với hơn 10.000 người.

Tốc độ tăng trưởng dân số:

  • Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của Kinh Môn trong giai đoạn 2010-2020 là khoảng 1,2% mỗi năm.

Cơ cấu dân số:

  • Cấu trúc dân số theo độ tuổi của Kinh Môn tương đối trẻ, với tỷ lệ người dưới 15 tuổi chiếm khoảng 28%.
  • Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm khoảng 67%.
  • Tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) chiếm khoảng 5%.

Mã hành chính: 292

Thông tin về Thị xã Kinh Môn Hải Dương
Thông tin về Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Vị trí địa lý của Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Thị xã Kinh Môn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 33km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 91 km về phía đông bắc, vị trí địa lý

  • Phía đông giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
  • Phía tây giáp thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách
  • Phía nam giáp huyện Kim Thành và huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
  • Phía bắc và đông bắc giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Vị trí địa lý của Thị xã Kinh Môn Hải Dương
Vị trí địa lý của Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Địa hình Kinh Môn 

Địa hình Kinh Môn có các dãy núi chạy dọc thị xã kéo dài từ các xã Quang Thành, Lê Ninh đến phường An Lưu và khu vực đồi núi thuộc 5 phường phía Bắc sông Kinh Thầy. Điển hình với một số điểm cao của địa hình: núi Sấu cao 111 mét, núi Vu cai 191 mét, núi Ngang cao 143 mét, núi Thần cao 155 và đỉnh núi cái nhất thị xã là núi An Phụ cao 244 mét. 

Địa hình đồi núi chiếm khoảng 60% diện tích Kinh Môn, tập trung chủ yếu ở phía bắc và tây bắc của thị xã. Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 40% diện tích Kinh Môn, tập trung chủ yếu ở phía nam và đông nam của thị xã.

Địa hình có ảnh hưởng đến khí hậu, thổ nhưỡng và sản xuất nông nghiệp của địa phương. Bên cạnh những ngọn núi hùng vĩ, Kinh Môn còn có những cánh đồng lúa rộng lớn, trù phú, là vựa lúa quan trọng của tỉnh Hải Dương.

Các con sông như sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Hàn chảy qua địa bàn thị xã, mang đến nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng và góp phần tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên thêm thơ mộng.

Địa hình có ảnh hưởng đến khí hậu, thổ nhưỡng và sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Địa hình có ảnh hưởng đến khí hậu, thổ nhưỡng và sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Khí hậu của Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa trung bình 1400 – 1600mm thuộc loại trung bình dưới so cùng các khu vực khác ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 với tổng lượng mưa đạt gần 80% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,2 độ C.

Hành chính 

Mã hành chính: 292

Thị xã Kinh Môn có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng và 9 xã: Bạch Đằng, Hiệp Hòa, Hoành Sơn, Lạc Long, Lê Ninh, Minh Hòa, Quang Thành, Thăng Long, Thượng Quận.

Thị xã Kinh Môn có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường
Thị xã Kinh Môn có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường

Tình hình kinh tế của Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Ngày trước, Kinh Môn được xếp vào huyện miền núi, nhiều xã miền núi trong danh sách được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nhưng cũng chính nơi đây, một phần huyện Kinh Môn cũ, nơi trước đây là khu vực chắn giữa sông Kinh Thầy, Đá Bạc vốn là nơi đìu hiu, nghèo nàn nhất của huyện, chậm phát triển nhất tỉnh, thì nay lại là nơi có khu vực công nghiệp xi măng lớn nhất nước, đô thị hóa rất nhanh, thu nhập bình quân đầu người đạt 49,5 triệu đồng/người/năm (2018).

 Khu vực này đúng là một con gà gáy cả ba tỉnh cùng nghe, là nơi ngã ba tiếp giáp biên giới của Kinh Môn (Hải Dương) – Đông Triều (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Thị xã Kinh Môn có diện tích diện tích đất nông nghiệp 8.929,4 ha (chiếm 54,7%); đất lâm nghiệp 9,4%; đất chuyên dùng 16,0%; đất chưa sử dụng và đất sông suối, núi đá 12,8%; có mật độ dân số cao, so với mật độ bình quân của các huyện miền núi cả nước (1.003 người/km²) – là nơi đất chật người đông.

Tình hình kinh tế của Thị xã Kinh Môn Hải Dương
Tình hình kinh tế của Thị xã Kinh Môn Hải Dương

Du lịch

Kinh Môn nổi tiếng bởi sự đa dạng và có nhiều công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo, tín ngưỡng đẹp đẽ thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Một trong số đó phải kể đến Đền Cao – nơi thờ cha Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và danh lam thắng cảnh động Kính Chủ – nơi có nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp gắn với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Hải Dương cũng như Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước. 

Động Kính Chủ nằm trong quần thể núi đá xanh cách An Phụ vài ba cây số. Chắc rằng thời Lý, Kính Chủ là nơi trung tâm Phật giáo, trước khi các nhà tu hành phát hiện ra An Tử. Chính sử chép nơi đây có 49 hang động, lầu son gác tía. Lý Huệ Tông được nhà Trần cho tu ở đó, thực chất là an trí. Nay di tích này không còn nhiều, hầu như chỉ còn phế tích. Vấn đề của Kính Chủ cũng là vấn đề chung nan giải của cả nước. Theo truyền thuyết động Kính Chủ là cột trụ trời.

Đến với đền Cao An Phụ, du khách không chỉ được tham quan, vãn cảnh mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Kinh Môn. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và khó quên.

Đền Cả Hạ Chiểu (tên cũ Nghè Cả Hạ Chiểu) tọa lạc tại Khu Hạ Chiểu 3, Phường Minh Tân, Thị xã Kinh Môn, Hải Dương – Nơi tôn kính thờ tự Chúa Bà Năm Phương & Nhị vị Tướng Quân Trận Bạch Đằng do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông (Đại Việt năm 1288). Tích xưa truyền lại, trong trận đánh đánh quân xâm lược Nguyên Mông, 02 vị tướng thời Trần hy sinh được an táng tại vị trí “Đầu rùa” khu vực Núi Đồn, nay thuộc Khu III Hạ Chiểu, Phường Minh Tân, Thị xã Kinh Môn.

Kinh Môn nổi tiếng bởi sự đa dạng và có nhiều công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo
Kinh Môn nổi tiếng bởi sự đa dạng và có nhiều công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo

Kinh Môn Hải Dương, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo và cảnh đẹp thiên nhiên, đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Nơi đây không chỉ thu hút bởi những di tích lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn bởi sự thân thiện, mến khách của người dân địa phương.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *