Bạn đang có nhu cầu đi du lịch, khám phá tìm hiểu lịch sử, bạn muốn được trải nghiệm những điều lý thú tại các vùng đất linh thiêng, thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, Top Hải Dương AZ sẽ giới thiệu đến bạn khu di tích Đền Cao Chí Linh, một quần thể di tích được xem như “báu vật” của vùng đất Hải Dương.
Giới thiệu về Đền Cao An Phụ
Báu vật của làng
Đền Cao Chí Linh hay còn được gọi là Đền Cao An Phụ, đây là nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu, trải qua hơn 1000 năm, với bao nhiêu biến cố thiên nhiên cùng với thăng trầm của lịch sử, ngôi đền vẫn hiên ngang, sừng sững và trở thành một địa chỉ tâm linh của con dân An Lạc và còn nhiều du khách tìm về nơi đây.
Đền Cao Chí Linh Hải Dương mùa nào cũng đẹp, vào thời tiết độ xuân sang, cây cối đâm chồi nảy lộc, khoác lên mình những bộ cánh mới càng làm cho du khách đến đây thêm phấn khởi và thổn thức trước vẻ đẹp nơi đây. Vào mỗi dịp này ngôi đền đón đông đảo các du khách đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử, ngoài thắp hương cúng bái, du khách còn được chiêm ngưỡng rừng lim cổ thụ khổng lồ với biết bao nhiêu truyền thuyết không thể bỏ lỡ.
Rừng lim cổ thụ “báu vật của Đền Cao Chí Linh rừng lim này cũng chính là báu vật mà dân làng An Lạc bảo vệ từ đời này sang đời khác, đây chính là niềm tự hào to lớn của người dân Hải Dương mỗi khi nhắc đến. Hàng trăm cây lim khổng lồ với hơn 54 cây đại thụ có tuổi lên đến hàng trăm và rất nhiều những cây lim cổ thụ bao bọc xung quanh làm cho Đền Cao thêm phần tráng lệ và hùng vĩ.
Địa chỉ Đền Cao An Phụ
Đền Cao Chí Linh nằm trên đỉnh núi An Phụ thuộc phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi thờ cúng An Sinh Thần Vương Trần Liễu cùng năm vị tướng quân họ Vương được người đời kính trọng và tự hào.
Quần thể di tích đền Cao được xây dựng trong không gian rộng khoảng 1km2 và Đền Cao Chí Linh chính là một trong bốn ngôi đền nằm trong khu di tích được bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2018. Đền Cao Chí Linh được xem là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là nét kiến trúc độc đáo cổ kính từ đời xưa lưu giữ đến bây giờ.
Truyền thuyết Đền Cao Chí Linh
Huyền thoại Đền Cao Chí Linh
Đền Cao Chí Linh Hải Dương là một ngôi đền độc đáo xây dựng từ thế kỷ XX và được trùng tu nhiều lần. Lễ hội chính diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25 tháng giêng (âm lịch) có nhiều trò chơi dân gian như: Đấu vật, kéo co. Phần lễ có: Rước ngài, tế truyền thống thu hút rất nhiều du khách đến thăm qua
Đây là nơi thờ Vương Đức Minh – Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương, khu di tích lịch sử nằm trên đỉnh núi Thiên Bồng có từ rất lâu đời, giữa cánh rừng lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Dưới tán cây lim cổ thụ có đến 800 năm tuổi, là nơi diễn ra các nghi lễ linh thiêng như lễ dâng hương Thập nhị gia tiên, lễ xin Trùm,… Đền Cao hiện còn rất nhiều cổ vật, long đao, bát cửu, câu đối cùng 12 đạo sắc phong qua các triều vua được lưu giữ nguyên vẹn.
Ôm cây quyết tử bảo vệ rừng lim
Rừng lim cổ thụ từ lâu luôn được dân làng Đại và cả xã An Lạc chúng tôi coi đó là “báu vật” và không tiếc công sức, thậm chí tính mạng để bảo vệ “báu vật” vô giá này. Chuyện bảo vệ rừng lim cổ cũng hết sức gay cấn ly kỳ” được nhiều người ca tụng và nhắc đến thường xuyên như một huyền thoại từ bao đời. Với tinh thần không bao giờ chịu khuất phục, các cụ thẳng thắn và hiên ngang tuyên bố: “Cưa rừng lim thì phải cưa chúng tôi trước”.
Có gia đình lo cho sức khỏe cha già đã kéo cả gia đình lên khuyên nhủ về nhưng cụ không nghe cứ khư khư ôm cây không rời như một lòng quyết tâm bảo vệ, nâng niu, nâng niu tài sản quý báu của mình. Rừng lim Đền Cao Chí Linh được xem như là di sản vì thế cần có sự chung sức bảo tồn và bảo vệ cây quý của cả cộng đồng.
Những điều kỳ lạ tại Đền Cao
Từ bao đời nay, hàng chục nghìn người đã từng đến thăm, tìm hiểu về ngôi đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) mọi người đều tò mò vì rằng không ai biết phía sau cánh cửa hậu cung này có những bí mật gì khiến cho người nào vi phạm “lời nguyền” cứ bước chân qua là mất mạng hay reo rắc đen đủi cho người thân. Sự tích đền Cao Chí Linh Hải Dương luôn được người đời truyền tai nhau và đó là một điều kỳ lạ thu hút rất nhiều du khách thập phương tò mò muốn tìm ra câu trả lời thật sự.
Phong tục nhiều năm nay của làng mỗi dịp lễ hội phải bầu ra một người là “quan trùm” và bốn “quan đám” chuyên phụ trách các công việc ở lễ hội ở bốn ngôi đền trong quần thể Đền Cao An Phụ. Đã nhiều năm trôi qua sự tích đền Cao Chí Linh Hải Dương vẫn là một ẩn số và những tập tục ở đây vẫn không hề thay đổi, người dân muốn lưu giữ những nét văn hóa tinh túy nhất mà ông cha ta để lại.
Quần thể khu di tích Đền Cao Chí Linh Hải Dương
Ngũ Thần được thờ cúng trong đền
Đền Cao Chí Linh Hải Dương không thờ tượng mà thờ bài vị của Thần, trải qua bao năm tháng các bài vị vẫn còn mới, cùng hàng chữ Hán màu vàng sẫm không một vết xước hay hư hỏng. Ngũ Thần là cả một truyền thuyết đầy ly kỳ đã trở thành huyền thoại nơi đây từ bao đời, với bề dày lịch sử cùng với những Ngũ thần được thờ cúng trong đền anh hùng dũng cảm, yêu nước chống giặc ngoại xâm mà không sợ hy sinh.
Đền Cao Chí Linh được xem như là minh chứng cho các bậc quân thần có công với nước, hiếu với nhân dân của các tướng quân nhà họ Vương, được người đời ca tụng và biết ơn sâu sắc.
Đền Cao
Khu di tích Đền Cao, phường An Lạc, Thành phố Chí Linh thờ 5 vị tướng họ Vương có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 981 do Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) trực tiếp chỉ huy. Đền Cao thờ người anh cả Vương Đức Minh ,đền Bến Tràng- thờ Đại vương Vương Đức Xuân; đền Bến Cả – thờ tướng Vương Đức Hồng và Đền Cả-thờ Vương phụ, Vương mẫu cùng 2 tướng Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu và Thành hoàng Dương Tôn Linh.
Đền Bến Cả
Đền Bến Cả thờ ngài Vương Đức Hồng, là một trong năm anh em họ Vương có công giúp vua Lê Đại Hành đánh quân Tống xâm lược vào thế kỷ X. Di tích cách đền Cao khoảng 400 m, mặt tiền quay hướng đông nam, phía trước là dòng sông Nguyệt Giang trong xanh, thoáng đãng, đây còn là ngôi đền có rất nhiều câu chuyện ly kỳ và là ngôi chùa đặc biệt nhất trong hệ thống di tích đền thờ nước ta.
Đền Bến Tràng
Nằm trong top những ngôi đền lớn canh dòng Nguyệt Giang, Đền Bến Tràng là nơi thờ phụng vị Vương Đức Xuân được mệnh danh là Dực Thánh Linh Ứng đại vương. Với kiểu kiến trúc độc đáo hình chữ Đinh trong đó gồm một gian hậu cung và hai gian tiền tế, đây chính là địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ lỡ.
Những tập tục linh thiêng tại Đền Cao Chí Linh
Lễ xin Trùm tại Đền Cao
Lễ xin trùm ở đền Cao ra đời từ khi lập đền, đến nay đã được duy trì hơn một ngàn năm và là một nghi lễ linh thiêng được thực hiện vô cùng khắt khe. Để đứng ra lo việc đền hằng tháng, hằng năm sẽ có một cụ trùm và năm vị quan đám đại diện cho bốn ngôi đền trên và một ngôi đình là quan Đông, quan Đài, quan Nam, quan Bắc và quan Trung.
Lễ hội Đền Cao Chí Linh Hải Dương
Lễ hội đền Cao An Lạc (Chí Linh) được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 22-24 tháng giêng, gồm các nội dung phần lễ và phần hội theo đúng nghi thức truyền thống.-Quần thể khu di tích đền Cao tọa lạc tại phường An Lạc gắn liền với huyền sử, huyền thoại và chiến công oai hùng của 5 đại tướng quân hiển Thánh họ Vương. Các ngài đã có công phù giúp vua Lê Đại Hành chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc thế kỷ thứ X, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng quân xâm lược phong kiến phương Bắc.
Về phần lễ có nhiều hoạt động nghi lễ rất trang trọng mà du khách không thể bỏ qua như lễ mộc dục, rước kiệu từ Đền Cao, lễ tế hội đồng, lễ rước bộ,… Bên cạnh đó, tại Đền Cao mọi người còn được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc, các hội thi giã bánh giầy, nấu chè kho, biểu diễn nghệ thuật, múa rối nước,…
Trên đây là một số thông tin về Đền Cao Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Ngôi đền mang nhiều sự kỳ bí từ những câu chuyện của người dân nơi đây cùng đó là hàng câu cổ thụ lâu đời và cảnh vật nên thơ hữu tình . Đây là một địa điểm lý tưởng cho các bạn ghé thăm và chiêm nghiệm nó. Hy vọng bài viết trên của tophaiduongaz sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm hiểu về ngôi đền nổi tiếng này nhé!