Nằm ẩn mình giữa những làng quê thanh bình của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương,  Đền Bia  sừng sững như một biểu tượng cho lòng tôn kính và tri ân của người dân nơi đây đối với vị danh y lỗi lạc Tuệ Tĩnh Thiền sư. Ngôi đền cổ kính này không chỉ là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và y học quý báu của dân tộc. Hãy cùng Top Hải Dương AZ khám phá Đền Bia ngày hôm nay. 

Giới thiệu tổng quan về Đền Bia Hải Dương

Đền Bia một ngôi đền tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Đây là một trong 3 di tích quốc gia đặc biệt thờ Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh tại huyện Cẩm Giàng (cùng với Đền Xưa và Chùa Giám).

Đền Bia được xây dựng từ thời Lê, thờ phụng Đại danh y Tuệ Tĩnh – người có công lớn mở đầu cho nền y học cổ truyền Việt Nam. Theo truyền thuyết, sau khi mất, hài cốt của Tuệ Tĩnh được đưa về quê hương an táng tại thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn. Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị danh y, người dân địa phương đã lập miếu thờ cúng tại nơi an nghỉ của ông. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Bia đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần và ngày nay trở thành một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.

Đền Bia một ngôi đền tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Đền Bia một ngôi đền tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam

Đền được xây dựng từ thời Lê, xây dựng lại vào năm 1936, theo kiểu tiền nhất Hậu chữ Đinh, mặt tiền quay về hướng Bắc. Ngày nay đền Bia còn là một công trình khang trang bề thế tọa lạc trên một diện tích khá rộng tới 4ha, với 3 khu vực có đầy đủ các hạng mục công trình chính và phụ trợ.

Đền Bia là một điểm đến tâm linh và du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nơi đây là niềm tự hào của người dân Hải Dương và là một di sản văn hóa quý báu cần được gìn giữ và phát huy. 

Giới thiệu tổng quan về Đền Bia Hải Dương
Giới thiệu tổng quan về Đền Bia Hải Dương

Danh y Tuệ Tĩnh người đóng góp cho nền y dược dân tộc

Theo sử liệu, Danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1330 tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ông có pháp hiệu là Tuệ Tĩnh thiền sư, biệt danh là Hồng Nghĩa.

Danh y Tuệ Tĩnh mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, được sư trụ trì chùa Nghiêm Quang nuôi ăn học, sau đó được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam, cho tu học. Vốn là người thông minh, ham học, năm 22 tuổi, Tuệ Tĩnh thi đỗ Thái học sinh đời vua Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong thứ 12 (1351). Nhưng ông không ra làm quan mà tu ở chùa Nghiêm Quang chuyên tâm nghiên cứu y học giáo lý, lấy vườn chùa làm cơ sở trồng thuốc chữa bệnh.

Danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1330 tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng
Danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1330 tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng

Trước tình cảnh nhân dân đói nghèo, bệnh tật, ông đã chế tạo được nhiều dược liệu, chữa bệnh không lấy tiền, huấn luyện tăng ni trong chùa trở thành thầy thuốc. Với phương châm “Nam dược trị Nam nhân”, ông chủ động đi tìm nhiều cây thuốc về trồng tại vườn chùa, gây dựng phong trào trồng thuốc trong nhân dân, thu trữ thuốc để kịp thời chữa bệnh.

Bằng việc truyền bá các phương thuốc đơn giản và dược tính bằng thơ chữ Nôm dễ nhớ, dễ hiểu, Danh y Tuệ Tĩnh đã thúc đẩy nguồn dược liệu phát triển, xây dựng quan điểm y học dân tộc.

Năm Giáp Tý (1384), vua nhà Trần phái Danh y Tuệ Tĩnh đi sứ nhà Minh. Theo sử sách Trung Quốc, khi đó Hoàng Hậu nhà Minh đang mắc trọng bệnh, các thầy thuốc đều “lực bất tòng tâm”, nhưng Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng thuốc Nam chữa khỏi. Trước tài năng của ông, vua Minh đã phong ông làm “Đại y Thiền sư” và giữ ông ở lại. Sau này, ông mất tại đất Giang Nam (Trung Quốc)

Danh y Tuệ Tĩnh người đóng góp cho nền y dược dân tộc
Danh y Tuệ Tĩnh người đóng góp cho nền y dược dân tộc

Câu chuyện kỳ bí tại Đền Bia Hải Dương

Theo điển tích lưu truyền tại địa phương, khoảng gần 300 năm sau khi Danh y Tuệ Tĩnh mất, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638-1699), người cùng làng với Danh y Tuệ Tĩnh đi sứ sang Trung Quốc.

Trên đường đi, ông đã tìm thấy mộ cụ Tuệ Tĩnh. Vì đang trên đường đi kinh lý, nên không thể đưa hài cốt cụ Tuệ Tĩnh về nên sứ thần Nguyễn Danh Nho đã lấy tờ giấy bản ốp vào tấm bia mộ mang về.

Cũng theo điển tích, khi về nước, sứ thần Nguyễn Danh Nho cho khắc lại dòng chữ lên bia đá rồi cho chuyển về quê. Tương truyền khi vận chuyển, đến chỗ bây giờ là Đền Bia, lúc này cả vùng quê đang bị ngập nước, bỗng dưng thuyền lật, tấm bia rơi xuống không lấy lên được.

Ít lâu sau, nước cạn, nhân dân tìm lại được bia, thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu (dao thái thuốc) nên đã dựng ngôi đền nhỏ để thờ tấm bia, thu hút nhiều người đến thờ cúng xin thuốc.

Đặc biệt, vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), nhà Vua đã phải hạ lễ cấm việc cúng lễ và xin thuốc mang màu sắc mê tín, mất vệ sinh. Đồng thời, sai người mang tấm bia trong đền cất giữ vào kho của tỉnh Hải Dương.

Thời gian sau đó, có một người của làng Văn Thai (xã Cẩm Văn) làm chức thủ kho đã lấy lại tấm bia đá và bí mật đem về, nhưng rất đáng tiếc tấm bia đã bị đục hết chữ không còn đọc được nữa. 

Ngoài ra, tương truyền vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), ngày mồng 1 tháng 4 Âm lịch xảy ra hiện tượng “Thánh ứng”, người dân khắp nơi tấp nập về Đền Bia lễ bái, xin thuốc rất đông. Từ đó người dân địa phương lấy ngày mồng 1 tháng 4 Âm lịch hằng năm làm ngày tổ chức lễ hội Đền Bia. Tới năm 1936, nhân dân dựng lên một ngôi đền mới khang trang hơn tại đây như kiến trúc còn lại hiện nay.

Câu chuyện kỳ bí tại Đền Bia Hải Dương
Câu chuyện kỳ bí tại Đền Bia Hải Dương

Các địa điểm ăn uống gần đền Bia Hải Dương

Nhà hàng Phúc Lộc

Vũ Quán Quý Khê Cẩm Hoàng Cẩm Giàng Hải Dương

  • Địa chỉ: vũ Quán, Cẩm Giàng, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0971 301 311

Nhà hàng ăn sáng Chiêm Đuốc

  • Địa chỉ: Cao An, Cẩm Giàng, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0973 011 275

Ẩm thực Thành Tín

  • Địa chỉ:  TT. Cẩm Giàng, Cẩm Giàng, Hải Dương
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Nhà Hàng Quang Minh

  • Địa chỉ: TT. Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0352 511 970
Các địa điểm ăn uống gần đền Bia Hải Dương
Các địa điểm ăn uống gần đền Bia Hải Dương

Đền Bia không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là nơi linh thiêng, gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Nơi đây đã và đang là điểm đến tâm linh của nhiều người, giúp cho họ tìm thấy sự bình an và may mắn trong cuộc sống.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *