Ngôi Chùa Trông  cổ kính, trầm mặc nằm ẩn mình giữa cánh đồng lúa xanh mát, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Hải Dương. Được xây dựng từ thế kỷ XI, chùa Trông không chỉ là nơi thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của biết bao thăng trầm của dân tộc. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chùa Trông Ninh Giang ở đâu?

Chùa Trông, một viên ngọc quý ẩn mình giữa vùng quê thanh bình của Ninh Giang, tọa lạc tại thôn Hào Khê, xã Hưng Long. Ngôi chùa cổ kính này như một bức tranh thủy mặc giữa cánh đồng lúa xanh mát, mang đến cho du khách cảm giác yên bình và thư thái.

Chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) là một di tích lịch sử có quy mô lớn mang tính quần thể, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong vùng và có những hoạt động lễ hội độc đáo.

Theo sử sách ghi lại, chùa Trông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, dưới  thời vua Lý Nhân Tông (1010-1225) và được trùng tu tôn tạo vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 17-18). Ngôi chùa nằm trên khu đất rộng gần 8.000m2.

Chùa Trông, một viên ngọc quý ẩn mình giữa vùng quê thanh bình của Ninh Giang, tọa lạc tại thôn Hào Khê, xã Hưng Long
Chùa Trông, một viên ngọc quý ẩn mình giữa vùng quê thanh bình của Ninh Giang, tọa lạc tại thôn Hào Khê, xã Hưng Long

Lịch sử hình thành Chùa Trông Hải Dương

Chùa Trông nguyên có tên là Chùa Tông, Đại Nam nhất thống chí ghi là đền thờ Minh Không thiền sư, họ Nguyễn, tự Chí Thành. Thời phong kiến thuộc xã Hán Lý, tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng. Từ năm 1947, Hán Lý là một thôn thuộc xã Hưng Long, huyện Ninh Giang.

Được xây dựng theo kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” gồm nhiều hạng mục khác nhau: Ao rối, rộng hơn 800m2; cổng tam quan, cao 19m, được cấu tạo gồm 2 cổng lớn (cổng đông và cổng tây).

Do có công lao lớn với đất nước và Phật giáo, sau khi Minh Không Thiền Sư qua đời, triều đình đã xuống chiếu cho lập đền thờ gọi là chùa Trông ngày nay.
Do có công lao lớn với đất nước và Phật giáo, sau khi Minh Không Thiền Sư qua đời, triều đình đã xuống chiếu cho lập đền thờ gọi là chùa Trông ngày nay.

Nối giữa 2 cổng là một tắc môn, liền sau tam quan là một khoảng sân rộng; tiếp đến là Tuần Tranh, nhà mẫu, nhà tổ, nhà tăng và đền thờ Minh Không Thiền sư Nguyễn Chí Thành, một cao tăng thời Lý có công lớn trong việc chữa khỏi bệnh cho vua và được nhà vua phong tặng là “Lý triều Quốc Sư”. Do có công lao lớn với đất nước và Phật giáo, sau khi Minh Không Thiền Sư qua đời, triều đình đã xuống chiếu cho lập đền thờ gọi là chùa Trông ngày nay.

Lịch sử hình thành Chùa Trông Hải Dương
Lịch sử hình thành Chùa Trông Hải Dương

Trải qua những thăng trầm của lịch sử và thời gian, song đến nay chùa Trông vẫn giữ được đường nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo và tinh tế, từ cổng tam quan, nhà mẫu, nhà tăng đến đền thờ Minh Không Thiền sư, các bức tượng phật, các hoa tiết, trang trí, bia ký đều do bàn tay những nghệ nhân tài giỏi qua nhiều thế hệ tạo dựng. 

Trải qua nhiều thế kỷ, những hiện vật trong di tích vẫn rất sống động với nghệ thuật điêu khắc tinh tế. Với giá trị nghệ thuật và lịch sử, chùa Trông là một ngôi chùa lớn có ảnh hưởng tới tâm linh phật giáo trong vùng.

Công trình đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, chỉ còn lại hệ thống tam quan và một số cổ vật
Công trình đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, chỉ còn lại hệ thống tam quan và một số cổ vật

Lễ hội Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương

Chùa Trông được xây dựng từ thời Lý, đến thời Nguyễn, quan thượng thư Thượng Đoàn tôn tạo theo kiểu nội công ngoại quốc gồm : Tam quan nội,  tam quan ngoại, tắc môn, giải vũ, nhà mẫu, chùa kiểu chữ đinh, đền Đức Thánh kiểu chữ đinh rất đồ sộ. 

Công trình đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, chỉ còn lại hệ thống tam quan và một số cổ vật. Tam quan chùa Trông là công trình kiến trúc nghệ thuật lớn ở thời Nguyễn. Chùa hiện nay đã được khôi phục nhưng chưa được như xưa.

Hội chùa Trông bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của thiền sư Nguyễn Minh Không từ thời Lý. Đây là lễ hội lớn nhất vùng Hạ Hồng xưa và đã được ghi vào lịch sử dân tộc. Hội kéo dài 16 ngày, từ 15/3-1/4. Ngày 15/3, lễ thỉnh kinh, rước nước, tổ chức rước kiệu rất trịnh trọng ra sông Luộc lấy nước cúng. Ngày 16/3, lễ rước Thánh Hoàng và tế tại chùa.

Lễ hội Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương
Lễ hội Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương

Để lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của chùa, hàng năm, nhân dân địa phương luôn quan tâm tu bổ. Vào ngày tuần, rằm, lễ tết, nhân dân địa phương và khách thập phương thường đến thắp hương cầu cho quốc thái dân an, cuộc sống người dân no ấm, hạnh phúc.

Đặc biệt, hàng năm vào các ngày từ 15 đến 30 tháng 3 âm lịch, địa phương tổ chức lễ hội truyền thống với nhiều khoá lễ khác nhau như: Lễ rước nước 15-3; Lễ xuất đông, nhập tây 20-3; Lễ tế thánh về trời 26-3. Trong phần lễ, ngoài việc tổ chức lễ rước thành hoàng, lễ dâng hương, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nhiều trò diễn dân gian như: Rối nước, đấu vật, hát chèo, múa hoa đăng, đu quay, cầu kiều, chọi gà, cờ tướng…

Các quán ăn ngon gần Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương 

Nhà hàng Ninh Giang

Nhà hàng Thắng Hạnh

  • Địa chỉ:  40 Ninh Thịnh, TT. Ninh Giang, Ninh Giang, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0393 573 288
  • Giá mỗi người: 100.000-200.000 

Nhà hàng An Huy

Hòa “Trâu” – 9 Món

  • Địa chỉ: Đồng Tâm, Ninh Giang, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0354 773 374

Nhà hàng 100 Món

  • Địa chỉ: Di Linh, Ninh Giang, Hải Dương
  • Số điện thoại:  0973 115 904
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
Các quán ăn ngon gần Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương 
Các quán ăn ngon gần Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương

Chùa Trông Ninh Giang Hải Dương với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử sâu sắc, là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất của tỉnh Hải Dương. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn được hòa mình vào không khí yên bình, thanh tịnh. Chùa Trông xứng đáng là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *