Tứ Kỳ Hải Dương là một trong những huyện có vị trí thuận lợi và nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội. Huyện Tứ Kỳ sở hữu nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu, thủy sản, tạo điều kiện nhiều loại hình kinh tế. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Huyện Tứ Kỳ là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương. Tứ Kỳ Hải Dương huyện mới được tách từ huyện Tứ Lộc cũ theo quyết định số 05/QĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về việc tách huyện Tứ Lộc thành hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc, hoạt động chính thức ngày 01 tháng 3 năm 1996 theo đơn vị hành chính đã được phân cấp. Cùng ngày, huyện Tứ Kỳ đã chính thức đi vào hoạt động. 

Một Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, nằm giữa châu thổ sông Hồng. Huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 22 xã với tổng diện tích tự nhiên là: 16.813 ha, dân số 158.769 người. 

Mã hành chính: 298

Giới thiệu về huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Giới thiệu về huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Vị trí địa lý huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Huyện Tứ Kỳ Hải Dương là một trong những huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và xã hội. Phía Bắc huyện giáp với thành phố Hải Dương và huyện Gia Lộc. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phòng; phía Đông giáp huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng; phía Tây giáp với huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.

Huyện Tứ Kỳ nằm dọc theo trục đường 191(nay là đường 391) nối Quốc lộ 5 với quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Thái Bình, cách Hà Nội 60Km về phía Tây Bắc, cách Hải Phòng 40Km về phía Nam và Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 14Km về phía Tây Bắc; bao bọc xung quanh huyện là 02 tuyến sông Thái Bình và sông Luộc. 

Với vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện khác và các tỉnh thành phố lớn: như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Vị trí địa lý huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Vị trí địa lý huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Hành chính huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Huyện Tứ Kỳ có 23 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Tứ Kỳ và 22 xã: 

  • Xã An Thanh
  • Xã Bình Lãng
  • Xã Chí Minh
  • Xã Cộng Lạc
  • Xã Đại Hợp
  • Xã Đại Sơn
  • Xã Dân Chủ
  • Xã Hà Kỳ
  • Xã Hà Thanh
  • Xã Hưng Đạo
  • Xã Minh Đức
  • Xã Ngọc Kỳ
  • Xã Nguyên Giáp
  • Xã Phượng Kỳ
  • Xã Quang Khải
  • Xã Quảng Nghiệp
  • Xã Quang Phục
  • Xã Quang Trung
  • Xã Tái Sơn
  • Xã Tân Kỳ
  • Xã Tiên Động
  • Xã Văn Tố
Hành chính huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Hành chính huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Lịch sử hình thành huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Tứ Kỳ Hải Dương là một trong những huyện có lịch sử hình thành lâu đời và trải qua quá trình hình đầy biến động. Trước thời vua Minh Mạng, huyện Tứ Kỳ thuộc phủ Hạ Hồng (gồm 4 huyện: Gia Phúc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Vĩnh Lại) trấn Hải Dương.

Từ thời vua Minh Mạng, huyện Tứ Kỳ thuộc phủ Ninh Giang. Từ năm 1919, Pháp xóa bỏ cấp phủ. Đến khoảng giữa thập niên 1930, Tứ Kỳ là một phủ cho tới Cách mạng tháng Tám năm 1945 với 8 tổng, chia làm 89 xã, lỵ sở ở xã Yên Phong. 

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tứ Kỳ là 1 huyện thuộc tỉnh Hải Dương, 9 xã thuộc phủ Tứ Kỳ được cắt sang huyện Gia Lộc, gồm: xã Phan Xá, xã Trúc Lâm, xã Văn Lâm, xã Phong Lâm, xã Lai Cầu, xã Lũy Dương, xã Xuân Dương, xã Đông Liễu, xã Phúc Duyên. 

Ngày 27 tháng 1 năm 1966, tách huyện Tứ Lộc trở lại thành 2 huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc. Trung tâm hành chính của huyện Tứ Kỳ lại được chuyển về thôn La Tỉnh như trước khi sáp nhập. Huyện Tứ Kỳ khi đó gồm 26 xã: An Thanh, Bình Lãng, Cộng Lạc, Đại Đồng, Đại Hợp, Dân Chủ, Đông Kỳ, Hà Kỳ, Hà Thanh, Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Minh Đức, Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn, Nguyên Giáp, Phượng Kỳ, Quang Khải, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Quang Trung, Tái Sơn, Tân Kỳ, Tây Kỳ, Tiên Động, Tứ Xuyên, Văn Tố. Huyện Tứ Kỳ chính thức tái lập từ ngày 1 tháng 3 năm 1996.

Ngày 28 tháng 10 năm 2021, huyện Tứ Kỳ được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định cộng nhận là huyện “đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020”; Trước đó được Chủ tịch nước kí quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (Ngày 08 tháng 10 năm 2021).

Lịch sử hình thành huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Lịch sử hình thành huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Danh sách các quán ăn ngon tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Nhà hàng rươi Vụ Xuyên

Nhà hàng Tỉ Muội

  • Địa chỉ: Quán Ngái, Tứ Kỳ, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0971.782.686

Đại lý đầu mối giao dịch đặc sản Rươi và nhà hàng rươi Lê Quy

  • Địa chỉ: Đường đê, Cộng Lạc, Tứ Kỳ, Hải Dương
  • Số điện thoại:  0973 255 225
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 23:00

Cháo, Miến, Đồ Ăn Tối, Ăn Đêm Thắng Hương

  • Địa chỉ: 30 Tây Nguyên, TT. Tứ kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương
  • Số điện thoại: 0368.388.366
  • Giờ mở cửa: 17:00 – 02:00 

Lẩu Nghé tươi

Danh sách các quán ăn ngon tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Danh sách các quán ăn ngon tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Các quán ăn ngon tại Tứ Kỳ Hải Dương mà bạn không thể nào bỏ lỡ
Các quán ăn ngon tại Tứ Kỳ Hải Dương mà bạn không thể nào bỏ lỡ

Danh sách các trường học tại Tứ Kỳ Hải Dương

Trường THPT Tứ Kỳ

Trường THCS Thị Trấn Tứ Kỳ

Trường THCS Tân Kỳ

Trường THCS Phan Bội Châu

Trường Tiểu học Tân Kỳ

Trường tiểu học Đại Hợp

Trường Tiểu Học thị trấn Tứ Kỳ

Trường THPT Cầu Xe

Trường Tiểu Học Kỳ Sơn

Danh sách các trường học tại Tứ Kỳ Hải Dương
Danh sách các trường học tại Tứ Kỳ Hải Dương
Trường học tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương
Trường học tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương

Với những tiềm năng sẵn có và sự nỗ lực không ngừng của cả cộng đồng, Tứ Kỳ đang hướng tới một tương lai tươi sáng. Huyện sẽ trở thành một địa phương phát triển bền vững, giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là niềm tự hào của tỉnh Hải Dương.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *