Nằm bên dòng sông Luộc hiền hòa,  Ninh Giang Hải Dương không chỉ là một vùng đất trù phú mà còn là một kho tàng văn hóa phong phú. Với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, những ngôi làng cổ kính và những lễ hội truyền thống độc đáo, Ninh Giang hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về Ninh Giang Hải Dương

Ninh Giang là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Ninh Giang, nằm nép mình bên dòng sông Luộc hiền hòa. Nơi đây được biết đến với những cánh đồng lúa xanh trải dài, những con sông uốn lượn thơ mộng và những ngôi làng quê yên bình.

Vị trí địa lý của Ninh Giang Hải Dương

Huyện Ninh Giang nằm ở phía nam của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 29km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 87 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Tứ Kỳ và huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  • Phía tây giáp huyện Thanh Miện
  • Phía nam giáp huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
  • Phía bắc giáp huyện Gia Lộc.
Giới thiệu về Ninh Giang Hải Dương
Giới thiệu về Ninh Giang Hải Dương

Khí hậu của huyện Ninh Giang

Về thời tiết, khí hậu cơ bản chia làm hai mùa. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 với thời tiết lạnh khô vào nửa đầu, và ẩm ướt vào nửa cuối. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 thời tiết nóng và mưa nhiều (lượng mưa cao nhất vào tháng 8). Nhiệt độ trung bình năm 23,5 °C. Số giờ nắng 1600 – 1700 giờ /năm. Độ ẩm trung bình năm vượt trên 80% (cao hơn các huyện, thị phía Tây Bắc). Lượng mưa trung bình hàng năm 1550 – 1700mm.

Đặc điểm dân cư tại Ninh Giang Hải Dương

Thời Pháp thuộc dân số phủ lỵ Ninh Giang có khoảng 7.000 người, gốc gác từ nhiều vùng: Hải Phòng, Bắc Thái,Thái Bình,Hà Nội song gốc Hà Nam là chủ yếu. Người Hoa cũng đến lập nghiệp ở đây có khoảng 100 hộ Hoa Kiều. Người Hoa thường lập thành hang bang riêng của họ.

Năm 1996 dân số thị trấn Ninh Giang là 8.071 người, dân số huyện Ninh Giang là 146.780 người, có diện tích 135.4 km².

Đặc điểm dân cư tại Ninh Giang Hải Dương
Đặc điểm dân cư tại Ninh Giang Hải Dương

Hành chính huyện Ninh Giang Hải Dương

Huyện Ninh Giang có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ninh Giang (huyện lỵ) và 19 xã: An Đức, Đồng Tâm, Đông Xuyên, Hiệp Lực, Hồng Dụ, Hồng Đức, Hồng Phong, Hồng Phúc, Hưng Long, Kiến Quốc, Nghĩa An, Ninh Hải, Tân Hương, Tân Phong, Tân Quang, Ứng Hòe, Văn Hội, Vạn Phúc, Vĩnh Hòa.

Hành chính huyện Ninh Giang Hải Dương
Hành chính huyện Ninh Giang Hải Dương

Lịch sử hình thành huyện Ninh Giang Hải Dương

Theo tục truyền vào năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Nhà Hán cử Mã Viện sang đàn áp. Tại vùng Hạ Hồng đã xảy ra cuộc giao tranh giữa 2 bên. Phá vây ở Hạ Hồng, Hai Bà Trưng chạy về Thạch Bàn. Đô Lương, 1 tướng giỏi của Hai Bà Trưng có cứ quân đóng ở Hiệp Lực (Ngã ba sông Tranh).đó là Đô đài tướng quân Hồ Đại Liệu đời sau phong là Hộ quốc đại vương Thượng đẳng Thần.

Tượng ngài được thờ tại ( Đình La Khê thuộc xã Tân Hương) ngày nay, Đình La Khê được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là di tích lịch sử văn hóa. 

Vào đời Tự Đức (1858), Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược của Pháp vào Việt Nam. Tại Hải Dương nhiều huyện như Vĩnh Lại, Tứ Kỳ, Gia Lộc, thành Hải Dương bị giặc chiếm đóng, triều đình phải huy động quân từ nhiều tỉnh, kể cả Thanh Hóa và Nghệ An, có lúc số quân huy động lên tới 15.000 quân cùng nhiều thuyền tàu và đại bác dẹp giặc.

Lịch sử hình thành huyện Ninh Giang Hải Dương
Lịch sử hình thành huyện Ninh Giang Hải Dương

Sau khi sáp nhập, huyện Ninh Giang có thị xã Ninh Giang và 27 xã: An Đức, Đồng Tâm, Đông Xuyên, Hiệp Lực, Hoàng Hanh, Hồng Dụ, Hồng Đức, Hồng Phúc, Hồng Thái, Hưng Long, Hưng Thái, Kiến Quốc, Nghĩa An, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Thành, Ninh Thọ, Quang Hưng, Quyết Thắng, Tân Hương, Tân Phong, Tân Quang, Ứng Hòe, Văn Giang, Văn Hội, Vạn Phúc, Vĩnh Hòa.

Ngày 20 tháng 1 năm 1965, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 20-NV chuyển thị xã Ninh Giang thành thị trấn Ninh Giang thuộc huyện Ninh Giang.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:

  • Sáp nhập xã Hồng Thái vào xã Hồng Dụ
  • Sáp nhập xã Ninh Thành vào xã Tân Hương
  • Sáp nhập xã Hưng Thái vào xã Hưng Long
  • Sáp nhập xã Văn Giang vào xã Văn Hội
  • Sáp nhập các xã Ninh Hòa và Quyết Thắng vào xã Ứng Hòe
  • Sáp nhập các xã Hoàng Hanh và Quang Hưng vào xã Tân Quang.

Huyện Ninh Giang có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.

Huyện Ninh Giang có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ninh Giang (huyện lỵ) và 19 xã
Huyện Ninh Giang có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ninh Giang (huyện lỵ) và 19 xã

Văn hóa du lịch tại Ninh Giang Hải Dương

Không nổi tiếng về du lịch nhưng Ninh Giang cũng có một vài đền chùa mang đậm dấu ấn lịch sử như: Đền quan Tuần Tranh (hay còn gọi là đền Tranh) là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng ở Ninh Giang, Chùa Chông, Đình Làng Xuyên Hử,…

Đình Làng Xuyên Hử là nơi thờ Vị Thành Hoàng của Làng, trong kháng chiến chống Pháp người dân địa phương đã che giấu cán bộ cách mạng tại đây… người dân còn tháo dỡ Đình Làng lấy vật liệu làm cầu Đồng Bình phục vụ kháng chiến. Tháng 3 năm 2006 được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đình làng Xuyên Hử đã được tái tạo lại.

Di tích đình Trịnh Xuyên ở xã Nghĩa An thờ Vũ Đức Phong vị tướng kiên trung đời Trần đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cùng với đó lễ hội đình Trình Xuyên (ngày 10 tháng hai âm lịch cũng được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Địa phận xã Tân Phong thuộc huyện Ninh Giang trước đây có rất nhiều các di tích đình, chùa, miếu mạo. Đặc biệt đình Chuông với những cây cột gỗ lim hai người ôm và những phiến đá xanh lát hè nặng hàng chục tấn, Chùa Chuông với rất nhiều tượng phật… 

Hiện nay đình chùa đã bị phá hết (trong cải cách văn hoá), thời gian gần đây, người dân đã phục dựng lại chùa Chuông ở một vị trí khác nhưng các tượng thì đã không còn (đã bị thiêu hủy trong cải cách văn hoá). Năm 2005 chính quyền địa phương đã tổ chức khai quật tại nơi chôn những pho tượng phật của chùa Chuông cũ và thu giữ được rất nhiều di vật cổ gồm vài chục ngôi tương gỗ không còn nguyên vẹn nhưng những đường nét điêu khắc trên tượng của người xưa được xem là rất tinh tế và đẹp thì vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Văn hóa du lịch tại Ninh Giang Hải Dương
Văn hóa du lịch tại Ninh Giang Hải Dương

Ninh Giang, với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, những ngôi làng quê yên bình và những lễ hội truyền thống độc đáo, là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa. Đến với Ninh Giang, bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc sống chậm rãi, bình yên và tìm thấy sự thư thái trong tâm hồn. Hãy đến Ninh Giang và khám phá những điều thú vị mà mảnh đất này mang lại. 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *