Giữa cánh đồng lúa xanh mát, ẩn mình một ngôi đền cổ kính mang tên Đền Quan Lớn Tuần Tranh . Với tuổi đời hàng trăm năm, ngôi đền không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ những câu chuyện huyền bí, những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc của người dân vùng đất Ninh Giang.” Hãy cùng Top Hải Dương AZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về đền Quan Lớn Tuần Tranh Ninh Giang Hải Dương
Đền Quan Lớn Tuần Tranh ở đâu?
Đền Quan Lớn Tuần Tranh, hay còn gọi là đền Tranh, tọa lạc tại xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là một ngôi đền cổ kính, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Ngôi đền Tranh còn được gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh bởi nơi đây thờ phụng Quan Lớn Tuần Tranh (hay còn được dân gian gọi là Đệ Ngũ Vương Quan, là một vị thần sông nước)
Đền Tranh là ngôi đền cổ, có từ thời nhà Trần, với tổng diện tích là 29.417 m2. Đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh là vị tôn quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn Ông của tín ngưỡng thờ Tứ phủ trong dân gian của người Việt.
Vị trí và cách di chuyển tới Đền Tranh
Đền Tranh tọa lạc tại thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đền nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 31km về phía Đông Bắc.
Cách di chuyển:
- Từ Hà Nội: từ Cầu Vĩnh Tuy rẽ phải và đường Cổ Linh và đi lên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Tới đoạn vòng xuyến Gia Lộc rẽ xuống đường quốc lộ 38B, đi vào đường Trục Bắc Nam, sau đó đi vào đường quốc lộ 37 và đi tới Đền Quan Lớn Tuần Tranh.
- Từ thành phố Hải Dương: Đi xe máy hoặc xe khách theo hướng quốc lộ 5A, qua thị trấn Ninh Giang, rẽ trái vào đường Lê Thanh Nghị khoảng 1km là đến đền Tranh.
Sự tích và giá trị lịch sử của đền Tranh Hải Dương
Đền Quan Lớn Tuần Tranh là một trong những di tích lịch sử của Việt Nam, được xây dựng từ thời nhà Trần (khoảng nửa đầu thế kỷ XX). Ngôi đền này không chỉ là một biểu tượng của tín ngưỡng dân gian mà còn là nơi lưu trữ nhiều câu chuyện và truyền thống về lịch sử, văn hóa và tâm linh của dân tộc.
Theo sự tích, tại Đền Tranh đang thờ Ngài Cao Lỗ – là một nhân vật lịch sử dưới thời vua An Dương Vương. Ông là người sáng chế ra nỏ liên châu (hay còn được biết tới là nỏ thần). Trong thời Vua Hùng thứ 18, ông có nhiều công lao trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và là một trong những vị Đại Tướng của nước Văn Lang.
Sau khi bị vu oan ông đã tự vẫn tại sông Kỳ Cùng, để tưởng nhớ ông người dân đã lập đền thờ tại bến Tranh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Hàng năm, người dân thường tổ chức lễ hội tưởng nhớ Ngài Cao Lỗ vào ngày sinh âm lịch 14/2 và ngày giỗ kỵ 25/5.
Hiện nay, Đền Tranh không chỉ là một di tích lịch sử cấp Quốc gia mà còn là biểu tượng văn hóa sâu sắc. Với nhiều năm tồn tại và phát triển, Đền Tranh mang nhiều giá trị văn hóa đặc biệt, phản ánh niềm tin tín ngưỡng và văn hóa tâm linh độc đáo của người dân Việt. Đền không chỉ là nơi tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc mà địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống hằng năm, nơi gìn giữ và kế thừa những giá trị tinh thần lâu đời của dân tộc.
Cách sắm lễ đi Đền Tranh Ninh Giang Hải Dương mà bạn nên biết
Trước khi đến Đền Tranh dâng hương, bạn nên chuẩn bị trước mâm lễ dâng hương để trải nghiệm tâm linh được trọn vẹn và bình an nhất. Mâm lễ dâng hương có thể là mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay tùy theo điều kiện của bạn.
- Với mâm lễ chay: ngoài mâm lễ truyền thông gồm oản, bánh kẹo, hoa quả, trà, giấy tiền vàng,… bạn có thể lựa chọn tự tay trang trí mâm lễ từ những hộp bánh kẹo. Dưới đây là một số mẫu tháp bánh GPR rất thích hợp để đi lễ chùa. Tại Đền Tranh, màu sắc chủ đạo trong đền là màu xanh dương rất phù hợp với mâm bánh lễ xanh dương được trang trí từ sản phẩm bánh quy GPR.
- Nếu chọn mâm lễ mặn: các món dâng hương trong mâm lễ thường có thịt luộc (có thể chọn thịt heo hoặc gà), giò, chả, xôi, rượu,… Lưu ý, khi chuẩn bị lễ mặn bạn nên căn chỉnh thời gian chế biến các món ăn sao cho hợp lý, đảm bảo chất lượng mâm lễ khi dâng hương vẫn thơm ngon nhất, tránh bị ôi thiu (đặc biệt là vào mùa hè nóng bức)
Đền Tranh là một trong những ngôi đền linh thiêng thu hút đông đảo du khách thập phương đến vãn cảnh, cầu an. Nơi đây được nhiều người dân ghé thăm và dâng hương, dưới đây là những điều bạn có thể cầu nguyện khi tới Đền Tranh:
- Cầu bình an, sức khỏe: đây là điều mà ai cũng mong muốn cho bản thân, gia đình và người thân.
- Cầu tài lộc, may mắn: giúp bạn gặp nhiều may mắn trong công việc, kinh doanh, gặt hái được nhiều thành công và sung túc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cầu những điều khác tùy theo mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải thành tâm, giữ cho tâm hồn thanh tịnh, tin tưởng vào những điều tốt đẹp thì nguyện cầu của bạn mới có thể thành hiện thực.
Bài khấn Quan lớn Tuần Tranh chi tiết nhất
Không khí lễ hội tại Đền Tranh
Nếu chưa từng ghé thăm và chưa biết khấn tại Đền Tranh như thế nào bạn có thể tham khảo bài khấn dưới đây:
Nam mô a Di Đà Phật! (3 lần)
Con xin kính lạy chín phương trời, con xin lạy mười phương đất, con xin lạy chư phật mười phương, và mười phương chư phật.
Con xin kính lạy toàn thể chư phật, chư tiên, và chư thánh.
Con xin kính lạy Quan Lớn Tuần Tranh tối linh.
Đệ tử con tên đầy đủ là:…………. tuổi:……….
Ngụ tại địa chỉ:……………………………
Hôm nay là ngày….tháng… năm….. Chúng con đến đây xin có chút lễ vật gồm: hương hoa, phẩm quả, và vàng mã, lễ mặn (gia chủ dâng gì thì kêu đó, nếu không có lễ mặn thì không kêu lễ mặn vì nếu không là phải tội đó, và nên chú ý tuyệt đối không được bày lễ mặn ở nơi cúng Phật) xin dâng lên các vị chư
Phật, chư tiên, và chư thánh để cảm tạ ơn đức bao la của các Ngài đã và đang phù hộ độ trì cho chúng con ở trong suốt quãng thời gian qua.
Vừa qua, nhờ được sự lưu tâm độ trì của các Ngài mà công việc của con đã được hanh thông viên mãn. (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà được thành công thì trình bày). Chúng con xin được dâng lễ để cảm tạ.
Hôm nay, thì chúng con tới đây với tất cả tấm lòng thành kính của mình và xin các Ngài phù hộ độ trì cho chúng con các việc sau: (nêu cụ thể các việc cần cầu xin, cũng như các khó khăn gặp phải và nêu hướng định giải quyết cụ thể nếu có).
Một lần nữa, con xin thay mặt toàn thể gia đình của chúng con, xin Ngài thương xót, và dang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin được đa tạ ân đức …(tên vị thánh của bản đền) và toàn thể các chư tiên, và chư thánh.
Nam mô a Di Đà Phật! (3 lần)
Kinh nghiệm đi đền Quan Lớn Tuần Tranh Hải Dương
Khi tham gia lễ tại Đền Tranh, có một số lưu ý quan trọng bạn nên nhớ. Trước hết, hãy tuân thủ quy định về trang phục lịch sự và kín đáo để tôn trọng không gian linh thiêng. Ngoài ra, hãy giữ im lặng và tránh làm ồn ào để không làm phiền người khác đang thực hành nghi lễ. Đừng quên thắp hương và nến một cách cẩn thận và tôn trọng các biểu tượng và hình ảnh linh thiêng trong đền. Cuối cùng, hãy nhớ dọn dẹp sau khi kết thúc nghi lễ để giữ gìn sạch sẽ và thanh tịnh cho không gian linh thiêng.
Đi lễ tại Đền Tranh quan trọng nhất là lòng thành của người dâng hương, thể hiện qua sự chuẩn bị chu đáo khi tới thăm đền, cầu mong những lời tốt đẹp và tôn trọng những quy định tại đền. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất khi đi lễ tại ngôi đền này nhé!